Tỷ phú Lý Gia Thành từng nói một câu nói rất hay rằng: “Vấn đề không phải bạn nhiều tiền hay quyền lực đến đâu, nếu không khiêm tốn hay có một trái tim nhân hậu, bạn vẫn chưa phải người thành công thực sự”.
Lý Gia Thành là tỷ phú không còn quá xa lạ với chúng ta. Ông là người giàu nhất Hong Kong trong suốt hơn 2 thập kỷ và liên tục có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Thời điểm hiện tại, ông sở hữu khối tài sản trị giá 35 tỷ USD.
Lý Gia Thành sinh ra ở Quảng Đông năm 1928. Đến năm 1940, ông và gia đình phải sang Hong Kong do một cuộc nội chiến tại Trung Quốc. Sau khi cha qua đời vì bệnh lao, ông nghỉ học năm 16 tuổi và làm việc trong một nhà máy sản xuất nhựa để phụ giúp gia đình.
Ông làm việc tới 16 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần và 90% số tiền kiếm được ông đều gửi cho mẹ. Nhờ chăm chỉ và cố gắng không biết mệt mỏi, ông đã trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc nhất và được thăng chức làm quản lý nhà máy khi mới 18 tuổi. Năm 22 tuổi, ông bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên. Đến nay, công ty của ông đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ở Hong Kong.
Là doanh nhân kỳ cựu, ông đã nhiều lần chia sẻ về triết lý kinh doanh cũng như quan điểm cá nhân về cách đánh giá con người. Ông từng nói:
“Bạn có thể đánh giá phần nào phẩm chất của một người từ việc vay tiền. Một trong những điều khó nhất trên đời là vay mượn của người khác. Người cho bạn vay tiền chính là vị cứu tinh của bạn và những người làm như vậy mà không cần ký bất cứ giấy tờ nào là người đáng tin cậy nhất. Trong xã hội ngày nay, không phải ai cũng sẵn sàng cho mượn tiền mà không kèm theo điều kiện. Nếu gặp người như vậy, bạn phải hết mức trân trọng và biết ơn họ”.
Theo tỷ phú giàu nhất Hong Kong, người cho chúng ta mượn tiền khi ta gặp khó khăn không phải vì họ dư dả mà vì họ thực sự muốn giúp đỡ. Điều họ cho chúng ta mượn không chỉ là vật chất mà còn là sự tin tưởng.
Tỷ phú Lý Gia Thành hi vọng mọi người luôn giữ chữ tín, đặc biệt là khi vay nợ của người khác. Đánh mất niềm tin có thể dẫn đến sự phá sản lớn nhất trong cuộc đời.
Ngoài ra, ông bày tỏ quan điểm khi đánh giá đối tác:
“Khi cùng nhau kinh doanh, nếu đối tác sẵn sàng nhường hầu hết lợi ích cho bạn thì đó không phải vì họ ngu ngốc mà vì họ biết cách chia sẻ. Nếu họ chủ động làm nhiều việc hơn, điều đó có nghĩa là họ biết cách chịu trách nhiệm.
Nếu họ là người xin lỗi trước sau khi xảy ra mâu thuẫn, nhiều khi không phải vì họ sai mà vì họ tôn trọng đối phương. Nếu họ sẵn sàng giúp đỡ bạn thì đó không phải vì họ nợ bạn mà vì coi bạn là một người đồng hành quan trọng. Họ có thể chọn việc có giúp đỡ bạn hay không và đây không phải nghĩa vụ của họ trừ khi họ muốn như vậy.
Có bao nhiêu người đã bỏ qua sự thật đơn giản này và bao nhiêu người coi đó là điều hiển nhiên?
Một số người hành động như thể họ rất thông minh và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu của mình nhưng sớm hay muộn chiêu trò của họ cũng sẽ bị phát hiện ra. Người chân thành sẽ bước vào trái tim bạn còn người đạo đức giả sẽ bị loại ra khỏi tầm mắt của bạn. Gặp gỡ nhau là định mệnh nhưng để hòa hợp được với nhau, điều đó đòi hỏi sự chân thành và đáng tin cậy”.
Mời bạn đón đọc cuốn sách: Lý Gia Thành Thành công không phải ngẫu nhiên
Lý Gia Thành – Thành Công Không Phải Ngẫu Nhiên
Lý Gia Thành là người dân tộc Hán. Nguyên quán: Triều An, Triều Châu, Quảng Đông. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Trường Giang Thực Nghiệp (Cheung Kong Holdings). Lý Gia Thành sinh năm 1928. Năm 1940, cả gia đình ông chạy nạn tới Hồng Kông để tránh quân phát xít Nhật. Năm 1958, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
Năm 1979, ông mua lại Hòa Ký Hoàng Phố và trở thành người Hoa đầu tiên kiểm soát một công ty lâu đời của Anh. Năm 1981, ông được bầu là “Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất Hồng Kông” và “Thái Bình thân sĩ”; năm 1989, ông được Nữ hoàng Anh trao tặng hàm CBE; năm 1992, ông được mời làm Cố vấn ngoại giao của Hồng Kông;
năm 1993, ông được bầu là “Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất Hồng Kông”; từ năm 1995 đến năm 1997, ông là thành viên ban trù bị đặc khu Hồng Kông; năm 1999, ông được bầu là người giàu nhất châu Á; năm 2011, câu chuyện huyền thoại về trà đạo của ông được chọn làm tài liệu giảng dạy cho khoa Hán ngữ của Học viện Khổng Tử.
Một lần khác, Lý Gia Thành chia sẻ:
“Vấn đề không phải bạn nhiều tiền hay quyền lực đến đâu, nếu không khiêm tốn hay có một trái tim nhân hậu, bạn vẫn chưa phải người thành công thực sự”.
Trên thực tế, bản thân ông chính là tấm gương sáng cho câu nói này. Tuy từng có thời điểm là người giàu nhất châu Á và sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ USD nhưng ông có lối sống rất giản dị.
Bên cạnh đó, Lý Gia Thành còn là một tỷ phú nhân hậu. Từng trải qua nghèo khó và phải nghỉ học giữa chừng, ông rất hiểu được tình cảnh khó khăn đó và coi trọng việc giúp đỡ người khác thông qua hỗ trợ giáo dục.
Ước tính, đến nay ông đã trao tặng hàng tỷ USD cho các tổ chức từ thiện. Ông cũng cam kết dành 1/3 tài sản của mình để hỗ trợ công tác từ thiện trên toàn thế giới.
Ông chia sẻ: “Tôi sẽ tiếp tục làm từ thiện bởi đây không phải nghĩa vụ mà là phương châm cuộc sống của tôi”.
Để không “đứng cho vay, quỳ xin lại tiền”, hãy học người khôn ngoan để nói 1 câu này khi bất ngờ bị hỏi thăm
Vay tiền là một cuộc giao dịch rủi ro, vì vậy hãy khôn khéo hỏi câu này đầu tiên để tránh tình trạng “có vay mà không có trả”.
Chúng ta đều biết rằng tiền bạc là bước đệm cho một mối quan hệ. Tiền có thể làm cho tình cảm giữa con người trở nên khăng khít hơn, nhưng cũng có thể khiến cho mọi thứ đổ vỡ trong phút chốc. Đừng vay tiền của bạn mình một cách dễ dàng rồi quên mất, trừ khi bạn muốn mất đi người đã giúp đỡ mình.
Trong cuộc sống đã có rất nhiều trường hợp cho người khác vay tiền nhưng không được trả lại đúng hạn dẫn đến xích mích và mất lòng nhau. Dưới đây là một câu chuyện như thế:
Tháng trước, một người bạn hỏi vay tiền của Tiểu Lý. Dù không dư giả gì và chỉ còn đúng 40.000 tệ trong ví, nhưng thấy người bạn lâu năm của mình cần tiền gấp nên anh mới hỏi: “Cậu cần bao nhiêu?”
Người bạn này nói: “Tớ còn thiếu 80.000 tệ là có thể hoàn tất thủ tục mua nhà. Cậu có thể cho tớ vay 40.000 trước được không, sau này tớ trả”. Tiểu Lý nghe vậy đã cho bạn vay 30.000 tệ, còn 10.000 giữ lại phòng thân.
Thế nhưng gần đây, anh không thể liên lạc với người bạn này để lấy lại số tiền đã cho mượn. Bằng cách này hoặc cách khác, người này luôn có lý do để tránh mặt Tiểu Lý. Sau cùng, anh buồn rầu nhận ra lòng tốt của mình đã bị lợi dụng mà chẳng hay.
Ở câu chuyện trên, thực ra ngay khi Tiểu Lý hỏi câu: “Cậu cần vay bao nhiêu?” thì tiền bạc của anh đã ”nằm sẵn” trong túi người khác rồi.
“Vay bao nhiêu?” là câu mà những người nhẹ dạ cả tin thường hỏi đầu tiên khi có người tìm đến vay tiền. Chính vì vậy, khi ai đó hỏi vay tiền, đừng vội hỏi câu đó ngay mà hãy ghi nhớ điều sau đây để gia tăng khả năng lấy lại tiền và hạn chế rủi ro “tiền bay đi mất”.
Đầu tiên, hãy hỏi người kia mục đích và lý do vay. Sau đó, đừng quên hỏi thời điểm mà họ trả tiền. Đây là nguyên tắc quan trọng khi ai đó vay tiền bạn, nếu lý do phù hợp thì bạn có thể giúp họ trong khả năng của bản thân, còn không thì nên từ chối khéo léo hoặc giảm số tiền cho vay càng ít càng tốt. Nên nhớ ấn định một mốc thời gian nhất định để người mượn trả tiền, tránh tình trạng họ “vay mà không có ý định trả”.
Nếu lý do đối phương vay tiền là để đầu tư hoặc muốn sử dụng tiền như một giá trị gia tăng, độ rủi ro rất cao thì tốt nhất bạn đừng cho vay. Trong những trường hợp này, người kia thường dễ bị lún sâu và muốn đầu tư lâu dài, nhỡ mất trắng thì lấy đâu ra tiền trả lại cho bạn?
Chỉ có hai tình huống đáng để cho người khác vay tiền:
Thứ nhất là để cứu người. Tức là khi có người thân quen cần tiền gấp để xoay sở khi sức khỏe có vấn đề hay những việc cấp thiết khác, lúc này, bạn có thể dốc hết sức lực cho người ấy vay.
Tình huống thứ hai là khi bạn biết và hiểu rõ tính cách của đối phương. Nếu họ là người uy tín, minh bạch, họ sẽ trả tiền cho bạn đúng thời hạn thì hãy cho vay. Còn nếu không, hãy học cách từ chối lịch sự.
Từ chối cũng là một kỹ năng quan trọng đòi hỏi sự khéo léo và EQ cao. Nếu từ chối mà không thuận lòng đôi bên sẽ khiến mối quan hệ của cả hai xấu đi, thậm chí là trở mặt, từ bạn hóa thành thù.
Nhiều người luôn nghĩ rằng mối quan hệ giữa hai bên đã đủ quen biết hay bền chặt thì đối phương sẽ sẵn lòng cho mình vay tiền bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm, là thứ khó tạo ra nhưng ai cũng cần.
Hãy đặt ra nguyên tắc cho bản thân và kiên định với nguyên tắc đó, đôi khi không cần phải giữ thể diện, đối phương có thể trở mặt với bạn vì chuyện vay tiền nhưng cũng đừng quá bận tâm. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người càng muốn dùng tiền để đầu tư sinh lời thay vì cho mượn mà không có lãi suất. Nếu bạn bị một người giận dỗi hoặc quay lưng vì không cho người đó vay thì mối quan hệ này có lẽ cũng không cần thiết để tiếp tục nữa.
Mời bạn đón đọc cuốn sách: Lý Gia Thành Thành công không phải ngẫu nhiên
Lý Gia Thành – Thành Công Không Phải Ngẫu Nhiên
Lý Gia Thành là người dân tộc Hán. Nguyên quán: Triều An, Triều Châu, Quảng Đông. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Trường Giang Thực Nghiệp (Cheung Kong Holdings). Lý Gia Thành sinh năm 1928. Năm 1940, cả gia đình ông chạy nạn tới Hồng Kông để tránh quân phát xít Nhật. Năm 1958, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
Năm 1979, ông mua lại Hòa Ký Hoàng Phố và trở thành người Hoa đầu tiên kiểm soát một công ty lâu đời của Anh. Năm 1981, ông được bầu là “Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất Hồng Kông” và “Thái Bình thân sĩ”; năm 1989, ông được Nữ hoàng Anh trao tặng hàm CBE; năm 1992, ông được mời làm Cố vấn ngoại giao của Hồng Kông;
năm 1993, ông được bầu là “Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất Hồng Kông”; từ năm 1995 đến năm 1997, ông là thành viên ban trù bị đặc khu Hồng Kông; năm 1999, ông được bầu là người giàu nhất châu Á; năm 2011, câu chuyện huyền thoại về trà đạo của ông được chọn làm tài liệu giảng dạy cho khoa Hán ngữ của Học viện Khổng Tử.
Theo Nhịp sống kinh tế, Tổng hợp