“Lời khuyên của tôi dành cho tất cả các bạn là đừng làm việc vì đồng tiền. Tiền bạc chỉ là công cụ và nó sẽ biến mất nhanh chóng trong khi bạn sẽ chẳng tìm được hạnh phúc vì quá mải mê kiếm tiền”, CEO Apple Tim Cook khuyên các sinh viên trường đại học Glasgow, Mỹ.
Sau buổi lễ nhận danh hiệu Tiến sĩ của đại học Glashow, giám đốc điều hành của Apple Tim Cook đã có những chia sẻ chân thành trước hơn một nghìn sinh viên về tinh thần khởi nghiệp đồng thời truyền ngọn lửa cảm hứng, đam mê công việc cho mọi doanh nhân.
Theo quan điểm của Tim Cook, muốn thành công thì nên tìm một công việc khiến bạn say mê, một công việc thực sự có ích cho bản thân và xã hội. Nếu tìm ra được ý nghĩa thực sự khi làm việc mà không phải vì tiền bạc, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc: “
Tuy nhiên, chính bản thân ông cũng không ủng hộ cách làm việc tình nguyện vô thời hạn. Chẳng có doanh nhân nào làm việc mà không nhận lại bất cứ thứ gì. Nếu chúng ta không nhận tiền bạc thì có nghĩa là chúng ta làm việc vì kinh nghiệm, niềm vui, sở thích hay một điều nào đó.
Nó xứng đáng với những nỗ lực, cố gắng của chúng ta dành cho công việc, khác với việc làm từ thiện. Chính vì thế, nên tìm một công việc có mức lương phù hợp với khả năng và làm việc vì sự đam mê, yêu thích.
“Có một sự khác biệt lớn giữa yêu thích làm việc hoặc yêu thích công việc. Cũng có một sự khác biệt lớn giữa làm việc vì lợi nhuận hoặc làm việc vì doanh thu. Tôi hi vọng các bạn phân biệt chính xác mục đích làm việc của bản thân theo lời khuyên này. Tôi yêu công việc và được trả thù lao xứng đáng cho những gì tôi đã bỏ ra”, vị CEO chia sẻ.
Các bạn có thể nhìn thấy giá trị tài sản của Tim Cook là 8,75 tỷ USD trong năm 2016 nhưng đó không phải là tất cả. Hãy nghĩ đến đam mê của mình. Làm việc không phải vì lợi ích cá nhân mà vì xã hội mới là cốt lõi nhân cách của một doanh nhân chân chính.
Tim Cook cũng thừa nhận ông may mắn làm việc trong một công ty tuyệt vời với công việc mà ông vô cùng đam mê. Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như vậy. Nhiều người làm việc vì gánh nặng nợ nần, chi phí sinh hoạt cho cuộc sống. Họ không thể tìm được công việc theo đúng đam mê, sở thích.
Đó không phải là những trường hợp hiếm gặp trong xã hội. Thế nhưng, hãy phân biệt mục đích làm việc của bản thân bởi làm việc chỉ vì tiền bạc, bạn sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Sách Tiền Không Mua Được Gì?
Trong cuốn sách này, Michael J. Sandel đặt ra một trong những câu hỏi về đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: có vấn đề gì đang xảy ra với thế giới này khi mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền? Làm sao chúng ta có thể ngăn các giá trị thị trường khỏi xâm nhập vào những lĩnh vực của đời sống vốn không bị chi phối bởi các giá trị thị trường? Đâu là giới hạn đạo đức của thị trường?
Trong những thập niên gần đây, các giá trị thị trường ngày càng lấn át các chuẩn mực phi thị trường trong hầu hết các mặt đời sống. Sandel lập luận rằng, nếu chúng ta không sớm nhận ra điều này, chúng ta sẽ biến từ có một nền kinh tế thị trường sang trở thành một nền kinh tế thị trường.
Có đam mê công việc thì mới cảm nhận được niềm vui, sự hăng say khi làm việc. Không chỉ CEO Tim Cook mà rất nhiều doanh nhân khác như ông chủ Microsoft Bill Gates, tỷ phú Warren Buffett cũng khuyên những ai muốn thành đạt trong sự nghiệp thì đừng nên coi tiền bạc là mục đích làm việc. Chỉ có đam mê thực sự mới là yếu tố để gây dựng sự nghiệp thành công.
Làm việc cốt để kiếm tiền hay vì hạnh phúc? Đọc xong bài viết này bạn sẽ thay đổi quan điểm 100%
Tiền và hạnh phúc chỉ là nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, chúng phụ thuộc, bổ sung cho nhau.
Cả tiền và hạnh phúc không bao giờ có thể thỏa mãn được ước muốn của con người. Nhưng suy cho cùng, không có tiền sẽ mang lại 100% rắc rối và tiền lại có thể mua được 99% hạnh phúc. 1% còn lại không mua được chính là sinh lão bệnh tử, tình cảm chân thành.
Nếu không tính 1% đó thì tiền thực sự rất quan trọng. Tôi đã từng nghe câu nói: “Làm việc không phải để tìm hạnh phúc ngắn hạn mà là để tránh những nỗi đau lâu dài”.
Bản chất của công việc là mang lại giá trị, tạo ra của cải, tận hưởng cuộc sống. Nếu mất đi mục đích kiếm tiền thì coi như mất đi một phần ý nghĩa của công việc.
Tôi từng nghe đàn em hớn hở khoe: “Em thích công việc này, lương cao, nhàn hạ, dễ làm”. Tôi im lặng một lúc rồi hơi lo lắng cho em bởi đối mặt với công việc mới, hầu hết những điều hấp dẫn ban đầu đều khiến chúng ta thích thú, tạo ra một sự ảo tưởng và tâm lý chủ quan.
Có thể khi mọi người đến một môi trường mới và tràn đầy đam mê, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hài lòng. Nhưng công việc đâu phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, cứ sau một thời gian, bạn sẽ lại buồn chán, khó chịu, hiệu quả công việc cũng đi xuống. Khi đó, bạn bắt đầu không hài lòng với công việc hiện tại.
Nếu là bạn, bạn sẽ ngồi đó phàn nàn hay bỏ việc ngay lập tức? Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều không đủ can đảm để bỏ việc. Bởi khi một người không thể nhìn thấy con đường phía trước, họ đặc biệt lo lắng cho mỗi bước đi hiện tại.
Đó là trường hợp của đàn em mà tôi nói ở trên. Anh ta bối rối và không có kinh nghiệm. Cuối cùng, cậu em đã không thể vượt qua được mà bỏ việc.
Vậy nếu bạn hỏi tôi, ngoài tiền ra, hạnh phúc có quan trọng không? Tôi sẽ nói rằng nó quan trọng. Quan trọng như tiền bạc!
Suy cho cùng, nhu cầu vật chất phục vụ nhu cầu tinh thần. Làm việc kiếm tiền là để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, tự do làm điều bạn muốn và sống với niềm hứng khởi về hành trình khám phá bản thân, khám phá những điều mới mẻ của cuộc sống.
Kiếm tiền là quá trình và hạnh phúc là mục tiêu. Nếu làm việc chỉ để tồn tại thì một người sẽ trở thành cỗ máy kiếm tiền mà không có cảm xúc.
Sau khi bỏ phí thời gian và hành hạ bản thân mình, tinh thần họ sẽ sa sút, chẳng thiết tha làm gì nữa. Điều này làm tôi nhớ đến một câu thoại trong một tác phẩm của John Christopher: “Một số người chết ở tuổi 20 và được chôn cất khi họ 80 tuổi”.
Họ rời khỏi trường học với bao hy vọng ở tuổi đôi mươi. Kết quả là niềm tin và lý tưởng của họ bị công việc huỷ hoại một cách tàn nhẫn, đánh mất bản thân và lạc lõng với thực tế.
Trong suốt nhiều năm, một ngày trôi qua với họ vô cùng lặng lẽ, vô vị. Một cuộc sống làm việc thật máy móc và nhàm chán như vậy, chưa nói đến hạnh phúc, không chắc gì họ đã kiếm được tiền.
Mẹ tôi từng bảo: “Nếu một người chỉ nhìn thấy tiền trước mắt, người đó sẽ sớm chán đồng tiền”. Bà kể tiếp: “Đó là trường hợp của mẹ. Mẹ làm việc trong nhà máy, đi sớm về khuya, ngày nào cũng vậy. Mẹ tự hỏi ý nghĩa của một cuộc sống như vậy là gì. Nhưng lúc đó mẹ không có khả năng tìm việc khác vì mới sinh em bé, mẹ làm được gì?”.
Nghe rồi tôi mới hiểu thật không dễ dàng gì với các bà mẹ. Cuộc sống cần tiền, con cái cần tiền. Khi tôi lớn lên, mẹ không muốn tôi sống một cuộc sống máy móc ngày ngày như thế. Mẹ đã cho tôi học hành tới nơi tới chốn, được đi đó đây, tôi đã có nhiều cơ hội kiếm tiền. Khoảng thời gian đó, tôi thấy nụ cười hạnh phúc của mẹ. Nụ cười đó tôi chẳng thể nào quên.
Tôi nhận ra tiền là quan trọng và hạnh phúc cũng quan trọng không kém. Trên thực tế, trong công việc, hạnh phúc không mâu thuẫn với đồng tiền. Bạn có thể làm việc vui vẻ, tận hưởng thành quả do mình làm ra.
Bạn không cần phải làm việc dễ dàng nhưng bạn phải cảm thấy có trách nhiệm và hoàn thành công việc, mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể vất vả, cực khổ trong một khoảng thời gian để kế hoạch của mình được hoàn thiện.
Đây là kiểu “đau” ngắn hạn để đổi lấy hạnh phúc lâu dài. Nó có thể chấp nhận được, miễn là không kéo dài quá lâu.
Tôi có một người bạn, vì để tiết kiệm tiền nhà, cô ấy thuê nhà trọ ở xa công ty. Sáng phải đi làm từ 6h30 sáng và về đến nhà trời đã tối mịt. Ngày này qua tháng nọ, cô ấy hoàn toàn mệt mỏi, không nhìn thấy tương lai và không có một bước đột phá nào trong công việc. Sau đó tôi khuyên cô nếu hành hạ bản thân như vậy, cơ thể sẽ kiệt sức, tinh thần cũng suy sụp.
Kiểu hành hạ bản thân này đã vượt qua sức chịu đựng của cơ thể và nếu không thay đổi, dù tiết kiệm được nhiều tiền thì sẽ có thể nằm bệnh viện sớm thôi. Tiền kiếm được chẳng thấm vào đâu với tiền viện phí.
May mắn, cô ấy nghe lời khuyên của tôi và chuyển đến nơi gần công ty hơn. Vậy là cô ấy có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tinh thần phấn chấn và có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ cho công việc của mình. Như một sự cộng hưởng, cô ấy ngày càng thành công hơn trong công việc, thăng chức tăng lương đều đều.
Nếu bây giờ bạn muốn hỏi tôi: Làm việc, quan trọng là để kiếm tiền hay để hạnh phúc? Tôi sẽ trả lời rằng cả hai đều quan trọng.
Nếu không có tiền thì chúng ta khó có hạnh phúc nhưng không hạnh phúc thì cũng không sống được. Làm việc với tâm thế bị ép buộc thì chỉ khiến việc kiếm tiền trở nên khó khăn. Đây không phải là sự lựa chọn mà là sự đánh đổi.
Những người thực sự hiểu bản chất của đồng tiền và ý nghĩa của hạnh phúc sẽ chọn cả hai, thực hiện bước tiếp theo hoặc “đập đi xây lại” để có được điều mình tìm kiếm.
Vì thứ mà người ta theo đuổi từ đầu đến cuối chính là sự cân bằng về vật chất và tinh thần. Như mẹ tôi từng chua chát nói: “Con gái à, con phải nhớ làm việc là để kiếm tiền, đồng nghĩa với việc sẽ gặp khó khăn, thất bại. Khi đã trải qua thử thách thì tiền bạc sẽ đến, hạnh phúc sẽ đến, dù là việc gì đi nữa”.
Hãy nhớ kiếm tiền là quá trình, hạnh phúc là mục tiêu.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách: Sách Tiền Không Mua Được Gì?
Trong cuốn sách này, Michael J. Sandel đặt ra một trong những câu hỏi về đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: có vấn đề gì đang xảy ra với thế giới này khi mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền? Làm sao chúng ta có thể ngăn các giá trị thị trường khỏi xâm nhập vào những lĩnh vực của đời sống vốn không bị chi phối bởi các giá trị thị trường? Đâu là giới hạn đạo đức của thị trường?
Trong những thập niên gần đây, các giá trị thị trường ngày càng lấn át các chuẩn mực phi thị trường trong hầu hết các mặt đời sống. Sandel lập luận rằng, nếu chúng ta không sớm nhận ra điều này, chúng ta sẽ biến từ có một nền kinh tế thị trường sang trở thành một nền kinh tế thị trường.
Nguồn: Zhihu/Trí thức trẻ, Pháp luật bạn đọc