Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ trên báo chí về sở thích đọc sách và những cuốn sách mà ông tâm đắc.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu chia sẻ cách đọc sách
Theo Tuổi Trẻ, là một người bận rộn, tỷ phú đô la của Việt Nam Phạm Nhật Vượng cho biết, cách đọc sách của ông cũng rất khác. Ông không đọc toàn bộ cuốn sách mà xem mục lục, chọn mục hay để đọc. Chỗ nào không hiểu hoặc thấy quan trọng ông có thể đọc đi đọc lại vài ba lần.
Ông Vượng tiết lộ, một trong những cuốn sách mà ông đã từng tặng cho các cán bộ của mình đọc, cũng như đã mang ra giảng nhiều lần cho nhân viên, là cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” (Good to Great) của tác giả Jim Collins, một chuyên gia tư vấn quản lý tài năng và từng giảng dạy tại trường Stanford Business School.
Sở dĩ cuốn sách này được ông Vượng yêu thích là bởi trong đó có tinh thần kỷ luật, tư tưởng kỷ luật, đây gần như trở thành văn hóa của Vingroup.
Ông Vượng là người đọc sách rất nhiều nhưng sở thích thay đổi theo thời gian. Khi còn nhỏ, ông thích đọc sách lịch sử và thuộc hết sử sách nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Lên đại học, ông thích đọc tiểu thuyết.
Giờ đây, khi đã vào top 300 người giàu nhất hành tinh, ông thích đọc sách về quản trị, công nghệ, những cuốn sách tổng kết về công nghệ, xu hướng công nghệ…
Từ tốt đến vĩ đại
“Từ tốt đến vĩ đại” (Good to Great) là cuốn sách kinh doanh thuộc hàng kinh điển được giới doanh nhân thế giới ưa thích, được viết bởi Jim Collins, một chuyên gia tư vấn quản lý tài năng và từng giảng dạy tại trường kinh doanh Stanford trứ danh.
Trong cuốn sách này, tác giả Jim Collins đã quan sát rất nhiều các công ty vĩ đại và nhận thấy rằng: Họ đều hành động dựa trên một nguyên tắc nhất quán, tôn trọng kỷ luật và không bao giờ thỏa hiệp hay hạ thấp tiêu chuẩn của mình.
Đây cũng là cuốn sách mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup lấy làm tâm đắc nhất, và ưu ái lựa chọn đem tặng cho các nhân sự của Tập đoàn ông lãnh đạo. Theo đó, nguyên tắc nhất quán và kỷ luật là điều được doanh nhân này ứng dụng triệt để vào thực tế xây dựng văn hoá Vingroup.
7 nguyên tắc xây dựng một công ty vĩ đại từ cuốn sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại
Jim Collins cùng nhóm nghiên cứu đã miệt mài nghiên cứu những công ty có bước nhảy vọt và bền vững để rút ra những kết luận sát sườn, những yếu tố cần kíp để đưa công ty từ tốt đến vĩ đại. Đó là những yếu tố khả năng lãnh đạo, con người, văn hóa, kỷ luật, công nghệ…
Những yếu tố này được nhóm nghiên cứu xem xét tỉ mỉ và kiểm chứng cụ thể qua 11 công ty nhảy vọt lên vĩ đại.
Mỗi kết luận của nhóm nghiên cứu đều hữu ích, vượt thời gian, ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi lãnh đạo và quản lý ở mọi loại hình công ty (từ công ty có nền tảng và xuất phát tốt đến những công ty mới khởi nghiệp), và mọi lĩnh vực ngành nghề. Đây là cuốn sách nên đọc đối với bất kỳ lãnh đạo hay quản lý nào!
Jim Collins đã đưa ra 7 nguyên tắc xây dựng một công ty vĩ đại.
1. Hãy cố gắng để trở thành một vị lãnh đạo cấp độ 5
Người lãnh đạo ở cấp độ này bắt tay vào công cuộc kinh doanh không phải bằng thành tích cá nhân mà bằng việc đạt được mục tiêu chung cho công ty – tạo dựng một công ty vĩ đại.
2. Hành động theo nguyên tắc: đầu tiên là “ai” …sau đó là “cái gì”
Nghĩa là bất cứ một cuộc cải tổ nào cũng nên được bắt đầu bằng việc tuyển chọn nhân sự để tìm ra đúng người đúng việc và loại bỏ những cá nhân không cần thiết.
3. Hãy biết nhìn thẳng vào sự thật trần trụi, nhưng đừng đánh mất niềm tin vào sự thành công
4. Hãy luôn duy trì khái niệm con nhím
Những người thuộc nhóm “Nhím” nhìn thế giới xung quanh theo cách đơn giản, theo một khái niệm đơn giản và thống nhất, xuyên suốt mọi hoạt động của mình.
5. Tạo dựng môi trường văn hóa công ty với kỷ luật cao
Quan trọng là phải biết tuyển chọn đúng người đúng việc với trách nhiệm và kỷ luật cao. Bạn không cần phải mất thì giờ kiểm soát những người như vậy. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức để làm những công việc quan trọng hơn.
6. Hãy xem các công nghệ mới như là bàn đạp để phát triển kinh doanh chứ không nên trông chờ vào nó
Các công ty vĩ đại thường là những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến. Tuy nhiên, họ biết cách chọn lựa công nghệ phù hợp và không quá phụ thuộc hay kỳ vọng vào những công nghệ mới đó.
7. Hãy chia sẻ với các cộng sự của mình kể cả những kết quả khiêm tốn nhất
Quá trình chuyển đổi từ “tốt” đến “vĩ đại” là một con đường dài và cam go. Nó giống với việc bạn đang cầm lái một con tàu nặng nề. Ban đầu, con tàu ì ạch chuyển động, nhưng rồi cũng đến lúc con tàu rẽ sóng đi băng băng.
Đó là khi tất cả mọi cố gắng và năng lượng bạn bỏ ra sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Và hãy để cho cộng sự của bạn nhìn thấy những nỗ lực nhỏ ấy đã đơm hoa kết trái thế nào.
Lấy cảm hứng từ cuốn sách tỷ phú Phạm Nhật Vượng khuyên đọc, 1 DN Việt dùng công nghệ giải cứu các CEO trước bài toán “xin sếp tăng lương”
Cũng lấy cảm hứng từ cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại, ông Phạm Kim Hùng – sáng lập kiêm CEO công ty công nghệ Base chia sẻ bài học lớn nhất ở vị trí CEO mà ông học được trong suốt 4 năm qua chính là sự nhất quán.
“Nếu chúng ta không nói cho nhân sự biết một cách rõ ràng thế nào là đúng, thế nào là sai, đâu là thứ chúng ta muốn, thì chúng ta cũng không có cơ sở để khiển trách một ai đó khi họ làm sai.”
“Việc tạo ra sự nhất quán trong một tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng mà không đi lệch với những nguyên tắc và giá trị đã đề ra. Ở một khía cạnh khác khi chúng ta ban hành các chính sách, quy định chế tài để tạo ra sự nhất quán trong hành vi nhân sự thì nó còn giúp định hình nên văn hóa và kiến tạo nên bộ Gen của doanh nghiệp.
Đây không chỉ là cơ sở để xử lý khi có các vi phạm xảy ra mà quan trọng hơn nó còn là tiêu chuẩn để chúng ta tìm ra được những người phù hợp“, ông Hùng kết luận trong buổi hội thảo ra mắt bộ giải pháp quản trị và phát triển nhân sự Base HRM+.
Theo doanh nhân này, các CEO đừng bao giờ để nhân sự ngầm hiểu hoặc suy đoán về các nguyên tắc, vì nếu như vậy trước sau gì mọi thứ sẽ có vấn đề.
Thậm chí, rất nhiều người nói về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thực chất văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong những tình huống không có đúng không có sai, nó tùy thuộc vào cách thức mà doanh nghiệp đó chọn lựa và cách mà tất cả mọi người cùng hành xử giống nhau trong những tình huống xảy ra hàng ngày.
Có nghĩa rằng tất cả những nguyên tắc đó nhân viên phải dễ dàng tiếp cận theo một cách chính thống.
Theo Nhịp sống kinh tế, những cuốn sách hay