Vì lý do gì mà người ta so sánh Dyson là “Apple của đồ gia dụng”? James Dyson là một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất, ông sáng lập công ty mang tên mình với những sản phẩm máy hút bụi, máy sấy tay, quạt không cánh.
Tuy nhiên thành công đến với ông không hề dễ dàng, thiên tài James Dyson trước khi tạo ra một sản phẩm đột phá đã phải thử nghiệm tới hơn 5000 lần, đồng thời ông cũng từng trải qua khoảng thời gian dài ngập trong nợ nần.
Tuy nhiên bằng sự kiên trì và bản lĩnh, người đàn ông ấy đã xây dựng lên đế chế tỷ USD và được gọi là Steve Jobs của ngành đồ gia dụng hay Thomas Edison thời hiện đại.
Bài Học Cay Đắng Đầu Đời.
James Dyson sinh ngày 2/5/1947 tại Cromer, nước Anh. Trong một gia đình trung lưu trong gia đình nông thôn quê tại Anh Quốc. Tuổi thơ của Dyson trôi qua trong êm cho tới khi cha ông qua đời năm ông lên 9 tuổi, hụt hẫng vì bỗng nhiên không còn sự dìu dắt và hướng dẫn của cha, Dyson cảm thấy mất phương hướng nhưng vẫn luôn tìm cách để chứng tỏ giá trị của bản thân mình. Dyson theo học trường nghệ thuật Byam Shaw, sau đó thì ông học thạc sĩ thiết kế nội thất tại trường cao đẳng Hoàng gia Anh từ 1966 đến 1970.
Khi còn là sinh viên, Dyson từng gặp về đề nghị giám đốc điều hành ROTORK đầu tư xây dựng một tòa nhà theo mẫu nhà hát London do ông thiết kế và bị từ chối, nhưng thuê Dyson về làm trợ lý giúp mình chế tạo một tàu sân bay có tên Sea Truck, và chàng sinh viên thiết kế Dyson được làm việc với thiết bị hàn lần đầu tiên. Ông nhận được 300 bảng cho thiết kế của mình. Còn Rotork kiếm được hàng triệu bảng Anh từ việc bán Sea Truck.
Năm 1971, Dyson và vợ mua một trang 300 năm tuổi tại Cotswolds, và ông tự tu sửa lại ngôi nhà và rất bực mình khi sử dụng chiếc xe ” kut kit ” để chở vật liệu, khi bánh xe lún xuống khi đi vào vùng đất mềm, thùng chứa tràn ra qua dễ dàng, thậm chí còn làm đầu gối thâm tím và móp cửa nếu lỡ va vào.
Mất một năm nghiên cứu, Dyson nâng cấp chiếc xe nổi bật nhất là thay bánh xe bằng một quả bóng và ông đặt tên phát minh của mình là Ballbarrow vì đây không phải lĩnh vực Rotork nên Dyson quyết định rời khỏi công ty để theo đuổi ý tưởng của mình.
Lúc đầu nhà sáng chế trẻ mang sản phẩm của mình đến các cửa hàng bán đồ làm vườn nhưng không có ai hứng thú vì thế ông tự lập ra một CTY nhận đặt hàng và bán trực tiếp cho khách hàng. Bằng cách này ông bán được 45.000 sản phẩm, và xe kut kit chiếm 50%. Dyson nhanh chóng mở rộng và thiếu kinh nghiệm kinh doanh Dyson thuê thêm một ban quản lý và nhóm bán hàng.
Nhưng ông chưa tận hưởng niềm vui từ sự phát triển của CTY thì tai họa ập tới, vì hám lợi một nhân viên ăn cắp thiết kế và bán sang một CTY Mỹ sản xuất và bán dưới tên một CTY của riêng nhân viên đó. Quá sốc và tức giận Dyson quyết tâm đấu tranh cho phát minh của mình, Dyson mất hàng năm và hàng trăm ngàn USD để theo đuổi các vụ kiện bằng sáng chế.
Thật không may Dyson thua kiện và chìm thêm vào nợ, chính vì nguyên nhân này CTY mời thêm cổ đông để thêm tiền đầu tư và cuối cùng Dyson chỉ còn một lượng cổ phần nhỏ, và hội đồng quản trị mất niềm tin vào Ballbarrow và quyết định sa thải ông ra khỏi CTY.
Năm 1979, Dyson bị đuổi chính ra khỏi CTY mà mình sáng lập, không những thế ông nhận ra mình mắc sai lầm nghiêm trọng, vì ngây thơ và thiếu kinh nghiệm Dyson đăng ký quyền sáng chế dưới danh nghĩa CTY và giờ đành ra đi với hai bàn tay trắng.
Trong cuốn tự truyện ”Chống lại số phận” của mình, Dyson chia sẻ rằng ông mất hết phát minh mà mất bao nhiêu công nghiên cứu mới tạo ra, nó giống như mất đứa con mà mình sinh ra.
Máy hút bụi và 5.127 thất bại.
Trong thời gian bán Ballbarrow, Dyson và vợ chuyển đến một căn nhà có sàn bằng gỗ và mua một máy hút bụi hàng đầu khi đó Hoover Junior.
nhiên Dyson rất thất vọng vì máy hút không tốt và gần như bỏ đi khi túi rác không còn mới, lúc này ông nghĩ ra ý tưởng máy hút bụi không túi. Khi còn ở CTY đầu tiên ông từng đưa ra ý tưởng này với đồng nghiệp nhưng chẳng ai quan tâm.
Học theo Edison, Dyson kiên trì nghiên cứu làm đi làm lại không biết mệt mỏi để chế tạo ra loại máy hút bụi không túi và có sức hút mạnh nhất. Mất 4 năm, thử đến 5127 mẫu Dyson mới thành công mẫu máy hút bụi khí cuốn không túi G-Force vào năm 1983.
Thế nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười với Dyson, trong 2 năm tiếp theo ông mang sản phẩm đến với hàng chục nhà sản xuất ở Anh, Châu âu và Mỹ nhưng đều bị từ chối. CTY Hoover còn không chịu nghe ông nói trừ khi ông ký một bản cam kết rằng, bất cứ điều gì nảy ra trong cuộc đối thoại đều thuộc về CTY này.
Dyson so sánh việc này trong cuốn tự truyên của mình như một tên trộm viết thư thông báo với bạn rằng hắn sẽ đến ăn trộm nhà bạn.
Trong khi đó Electrolux nói rằng ông sẽ không bao giờ thành công với máy hút bụi không có túi đựng, Amway một CTY ở Michigan, Mỹ còn đồng ý mua bản quyền nhưng khi lấy được thiết kế thì hủy hợp đồng sau đó tự sản xuất, Dyson đã kiện Amway nhưng không thành công vì thiếu chứng cứ.
Đến năm 1985, Dyson mới được bán giấy phép cho một CTY Nhật tên Apex, Cty này bán G-Force với 2.000 USD cho 1 Cty Canada tên IONA, lợi nhuân từ 2 thương vụ này ông thành lập CTY Dyson Ltd vào năm 1991.
Năm 1993, Dyson một lần nữa đánh vào thị phần tại quê nhà của ông, thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Anh, đồng thời thông qua các chiến dịch quảng cáo trên truyển hình có tên nói tạm biệt với túi bóng để thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm của mình.
Cũng trong thời gian này James Dyson luôn cố gắng tìm kiếm một con đường mới để phát triển hơn nữa, ông hợp tác với một nhà thiết kế thời trang để bán máy hút bụi, không ngờ rằng những sản phẩm bán tại đây còn nhiều hơn ở những cửa hàng đồ gia dụng.
Từ đó những máy hút bụi Dyson dần chiếm lĩnh thị trường Anh Quốc và có xu hướng vươn ra toàn cầu, cùng với sự ra đời của quạt không cánh, máy hông khô tay sử dụng màng lọc hepa và hàng loạt sản phẩm mang tính cách mạng.
James Dyson thành lập nên đế chế Dyson hùng mạnh. Đây được coi chiến thắng của người mang tư tưởng sản phẩm.
Steve Jobs của ngành đồ gia dụng
Dyson được mệnh danh là Steve Jobs của ngành đồ gia dụng, vì cả hai đều mang nặng tư tuỏng sản phẩm. Hiện tại Dyson đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn luôn duy trì thần thái của nhà phát mình hàng đầu thế giới, ông đã phát minh máy robot sau 17 năm với 1000 mẫu thử và máy sấy tóc siêu âm với 400 mẫu thử nghiệm và được tung ra tháng 9/2016 nhờ bài học xương máu phát mình đầu đời, Dyson đã tự đăng ký những phát mình sản phẩm mà mình làm ra.
Tính đến 2015 nhà sáng chế đã làm ra 58 sản phẩm, nhà sáng chế cũng lên kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD cho hàng trăm sản phẩm cho 2020. Ông không coi mình là một doanh nhân, mà luôn coi mình là một kỹ sư thiết kế luôn làm ra những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
James Dyson từng là tỷ phú giàu nhất nước Anh khi Cty ông đạt lợi nhuận khổng lồ vào năm 2018, kết quả kinh doanh khởi sắc giúp tài sản ông tăng lên 3,4 tỷ đô lên 13,8 tỷ đô giúp ông trở thành người giàu nhất Anh Quốc. Tuy nhiên đến năm 2020 tài sản của ông chỉ còn 6,5 tỉ USD.
Ngày nay Cty Dyson một trong những Cty lớn nhất Anh Quốc, nổi tiếng với những mặt hàng thiết bị gia dụng như: máy hút bụi cầm tay, quạt không cánh, máy sấy tóc siêu âm,…
Chia sẻ những hành trình đáng nhớ của mình Dyson cho biết sẽ còn cống hiến hết mình với những ý tưởng đang ấp ủ, những gì ông nói tỏa ra những năng lượng đầy sáng tạo bởi vì James Dyson có nhiều năm nợ nần chồng chất nhưng sự quyết tâm và sự giúp đỡ của vợ đã giúp ông vượt qua tất cả.
Vỡ mộng với giấc mơ tự sản xuất xe điện.
Năm 2017, Dyson giới sẽ chi 3 tỉ USD để phát triển 1 chiếc xe hơi chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2020, động cơ của Dyson không phải là bán được nhiều xe hơn, ông coi đó vấn đề xe hơi gắn liền quy mô môi trường toàn cầu, đó là ô nhiễm và thay đổi khí hậu.
Dyson chia sẻ rằng nào năm 1990 ông đã rất quan tâm với bộ xyclon lắp trên hệ thống ống xả của xe để bẫy các hạt phóng xạ. Dyson cho biết vào năm 1993 nguyên mẫu đầu tiên đã sẵn sàng nhưng không một ai quan tâm đến công nghệ.
Dyson rất choáng với điều này và không tin các nhà sản xuất xe hơi và chính phủ sẽ thúc đẩy động cơ Diesel sạch, trong khi nhiều Cty ô – tô gian lệnh trong bài kiểm tra khí thải.
Cuối năm 2019 giấc mơ đã phải dừng lại, chiếc xe N526 là một chiếc SUV gia đình 7 chỗ do Dyson sản xuất dài 5m rộng 2m cao 1,7m thiết kế tổng thế đơn giản, tay nắm cửa ẩn, camera thay cho gương chiếu hậu ngoài và một cửa sổ trời toàn cảnh.
Thế nhưng nó có gia 190.000 USD quá đắt so với hầu hết các đối thủ khác, dù có nhiều ấn tượng nhưng xe điện của ti phú Dyson chỉ dừng lại ở nguyên mẫu.
Sự thất bại của dự án được ví như sự kiện gây sửng sốt nhất thị trường ô – tô Anh Quốc sau hậu chiến, đến khi từ bỏ vào cuối 2019 riêng Dyson đã chi 630 triệu USD vào dự án xe điện.
Dyson cho biết mỗi chiếc xe điện đều rất tốn kém, nếu không thể kiếm lời từ xe điện, ông phải buộc dừng dự án. Các hãng xe sang như BMW, Audi, Ranger Rover,… đang lỗ lớn với những xe điện được bán ra.
Nhưng các hãng này vẫn làm xe điện bởi điều đó giúp giảm ”khí thải tổng thể” đáp ứng những quy định của EU. BMW, Audi có lợi nhuận động cơ đốt trong bù lỗ cho xe điện, Dyson không có quy mô như thế, ông phải kiếm lời từ mỗi xe điện bán ra hoặc sẽ hủy hoại tới toàn Cty, vì thế dự án phải dừng lại.
Dyson gửi thư cho các nhân viên thông báo kết thúc dự án, đến giữa 0/52020 Dyson mới giới thiệu chiếc N526 cho cả thế giới biết đến. Thế nhưng thất bại không phải điều gì quá lạ lẫm với Dyson, cũng như những gì xảy ra trong quá khứ, đây chỉ là bước đệm để ông thành công hơn mà thôi.
Những sự thật thú vị về Ngài James Dyson
Ngài James Dyson là hợp thể của một kỹ sư và chuyên viên thiết kế, và thừa hưởng những tinh hoa của cả hai ngành nghề vốn bị coi là trái ngược. Người kỹ sư sẽ chú trọng vào việc tạo ra một sản phẩm hiệu quả nhất có thể, còn nhà thiết kế lại tìm cách vẽ nên một sản phẩm chiều theo thị hiếu người tiêu dùng.
Khi đã nắm trong tay những vũ khí tối thượng, nhà phát minh người Anh tìm tới nước Mỹ vào mùa thu năm 2002, mong muốn chinh phục thị trường mới; ông mang theo mình sản phẩm mới nhất của mình, một chiếc máy hút bụi đứng có tên Dyson DC07. Lúc này, ông là nhà thiết kế sản phẩm, kỹ sư chế tạo máy, nhà sản xuất và cũng là bộ mặt của hãng Dyson trước một thị trường béo bở nhưng đầy rủi ro.
Thời điểm 2002 là khi kinh tế đang trì trệ, các công ty bán máy hút bụi đua nhau giảm giá xuống thấp nhất có thể; đa số các thương hiệu quen thuộc với mô hình kinh doanh của máy giá rẻ trên dưới trăm đô – bán số lượng lớn. Duy chỉ có những hãng cao cấp sở hữu một đội nhân viên gõ cửa từng nhà, quảng bá những chiếc máy hút bụi vài trăm USD.
Vậy mà ông Dyson mangmột sản phẩm đắt tới 400 USD đến Mỹ, lại còn được làm bằng nhựa – thứ vật liệu vẫn thường được dùng cho những sản phẩm rẻ tiền. Người dùng và cả những nhãn hàng lớn không mảy may để ý tới người đại diện cho Dyson năm nay đã trạc ngũ tuần.
Nhưng khi ông xuất hiện trên TV với mái tóc ngả màu bạc và khuôn mặt điển trai, giọng nói cất lên lại không mang cái dẻo quánh của một nhân viên sale: ông là vị kỹ sư đồng thời là nhà thiết kế sản phẩm, đang giải thích nguyên lý hoạt động của chiếc máy hút bụi Lốc xoáy Đôi, đồng thời chỉ ra điểm đặc biệt khiến DC07 “ăn đứt” những cỗ máy hút đang dùng túi: bạn có thể trực tiếp thấy thành quả công việc làm người ta còng lưng, ấy là nhìn bụi bay một cách vui mắt vào khoang chứa.
Tháng 10/2002, chuỗi siêu thị Best Buy bán được số DC07 gấp 10 lần con số dự kiến, và chẳng lâu sau, các chuỗi siêu thị khác tại Mỹ nhận thấy nhu cầu máy hút bụi Lốc xoáy Đôi cao nhường nào.
Trẻ con thích thú với cái máy vỏ nhựa: chúng cho rằng nó giống đồ chơi. Người lớn nhìn chiếc máy làm từ “vật liệu của tương lai” với con mắt tò mò: thiết bị mang dáng dấp của công cụ dùng trong công trường xây dựng, với sức mạnh tỏa ra từ vóc dáng.
Năm 1971, trong khi làm đồng tại trang trại 300 năm tuổi ông mua cùng vợ, Dyson nhận thấy những điểm thiếu tối ưu trong thiết kế xe rùa. Ông bắt tay vào thiết kế Ballbarrow, một chiếc xe rùa với bánh trước là một quả bóng nhựa. Ngay trong vòng một năm, ông hưởng 50% lợi nhuận có được từ thị trường bán xe rùa, và Ballbarrow bán ra với số lượng 45.000 chiếc/năm.
Nhưng trước khi Dyson có thể mang sản phẩm tới Mỹ, nhân viên dưới trướng ông đã nhanh chân mang ý tưởng này tới lục địa bên kia đại dương. Sản phẩm Ballbarrow “fake” ngay lập tức được sản xuất hàng loạt, nhưng rồi dây chuyền cũng sớm dừng.
Năm 1978, trong lúc dọn nhà, ông James Dyson bực mình tột độ khi thấy máy hút bụi vận hành ngày một kém. Xé toạc túi chứa bụi ra, ông ngay lập tức nhận thấy vấn đề: những lỗ li ti trên túi đều đã bị bụi bụt kín, cản dòng không khí và khiến lực hút giảm rõ rệt. Đây rõ ràng là lỗi trong thiết kế, vậy mà công nghệ sản xuất máy hút bụi vẫn vậy suốt hàng trăm năm.
Ông Dyson ngẫm nghĩ, tự tay chế tạo cả ngàn mẫu thử rồi cho ra sản phẩm thay đổi thời đại: một hệ thống hút bụi không túi chứa, sử dụng lực ly tâm để tách bụi ra khỏi không khí. Bằng cỗ máy tạo được một cơn lốc xoáy nhỏ trong khoang chứa gồm 2 ngăn – với tốc độ gió lốc lên tới hơn 1.400 km/h (theo lời ông Dyson) – máy hút bụi Lốc xoáy Đôi có thể hút được những hạt bụi nhỏ nhất vào khoang chứa. Và vì máy không có túi, nó “không bao giờ mất đi lực hút cả”.
Bằng việc giảm kích cỡ lốc xoáy xuống quy mô hộ gia đình, James Dyson thay đổi trải nghiệm hút bụi của người dùng toàn thế giới.
Trong hơn 4 năm (từ 1979 tới 1984), James Dyson ứng dụng phương pháp thử-loại để làm ra đến … 5.127 sản phẩm mẫu: ông lắp ráp, thử nghiệm, tìm ra điểm khiến máy chưa hoàn thiện, thay đổi điểm đó, rồi lại lắp ráp sản phẩm mới.
Dyson quảng bá sản phẩm của mình tới tất cả những tập đoàn sản xuất máy hút bụi lớn. Đa số từ chối chấp nhận một thiết bị hút bụi không có túi, những nơi đồng ý ký hợp đồng lại đều đưa ra những điều khoản phi lý và những vết sẹo lòng mới:
– Hoover UK từ chối gặp mặt Dyson trừ phi ông ký vào bản thỏa thuận cho phép họ sở hữu mọi tình tiết xuất hiện trong cuộc trò chuyện.
– Cũng có hai công ty đồng ý mua lại công nghệ của Dyson là Apex của Nhật bản và Iona của Canada. Dần dần, Dyson cũng có dây chuyền sản xuất của riêng mình, và tự tạo ra thiết bị hút bụi độc quyền đầu tiên: máy DC01 Lốc xoáy Đôi lần đầu tiên được mở bán năm 1993.
10 năm tính từ ngày ra mắt DC01, sau hàng trăm thiết bị thử bị bỏ đi và hàng ngàn cải tiến, trái ngọt đã tới tay James Dyson: cứ 4 hộ gia đình tại Anh thì có một người sở hữu một cỗ máy hút bụi tân thời. Công ty Dyson bán ra khoảng 1 triệu máy hút bụi mỗi năm tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thu nhập thường niên hơn 300 triệu USD (số liệu năm 2008).
Nhà phát minh, kỹ sư và nhà thiết kế giải thích tại sao Dyson lại thành công: tại công ty, không tồn vách ngăn giữa ban kỹ thuật và ban thiết kế, một cấu trúc công ty thường thấy như trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Cũng bằng kiến thức về cách các luồng gió hoạt động, Ngài James Dyson còn phát minh ra một thứ quạt như bước ra từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng: một thiết bị thổi gió “không cánh quạt”.
Việc gọi nó là “quạt không cánh Dyson” vẫn có thể gây hiểu nhầm: bạn chỉ không thấy cánh khi nhìn từ bên ngoài thôi, chứ quạt vẫn sở hữu những cánh nhỏ có tác dụng hút gió. Video dưới đây sẽ giải thích rõ cách thức hoạt động của quạt không cánh Dyson.
James Dyson cho rằng công ty nào cũng cần tạo dựng hình ảnh cho mình, nhưng nhân viên thì lại không nên có suy nghĩ hay phong cách ăn mặc giống dân buôn. Người kinh doanh chỉ nghĩ tới việc làm giàu – một suy nghĩ hạn chế khả năng sáng tạo.
Ngài Dyson khuyến khích nhân viên hãy khác biệt. Nếu cố tình suy nghĩ phi logic, thì một người sẽ phải đối mặt với hai trường hợp: bị người đời cười nhạo, nhưng đôi khi họ sẽ lại phát hiện được thứ gì đó thú vị.
Ông từ chối sử dụng cụm từ “ngành công nghiệp sáng tạo” để chỉ nơi sản sinh những sản phẩm văn hóa như nghệ thuật, ca kịch, âm nhạc, kiến trúc, quảng cáo và chương trình truyền hình. Ông nêu hai lý do:
Ông nhận định rằng nước Anh, hay bất cứ nước nào, muốn giàu có thì phải sở hữu đa dạng mặt hàng xuất khẩu. Ông mường tượng ra một nền kinh tế dựa nhiều vào sản xuất và xuất khẩu, tạo dựng bởi những người dẫn đầu nắm giữ công nghệ cao và tạo ra cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ hai.
“Các giáo viên thường dọa tôi, ‘Nếu không đạt kết quả tốt trên trường, tôi sẽ phải vào làm việc trong nhà máy’. Rồi thì tôi không bị trượt, mà rồi cũng vẫn vào nhà máy làm việc đấy thôi. May mắn chưa”, Dyson nói, đồng tình với quan điểm của Martin Joel Wiener, một học giả người Mỹ, cho rằng nền kinh tế Anh trì trệ sau Thế chiến thứ Hai bởi lẽ lực lượng lao động mới từ chối thực hiện công việc tay chân, rời xa công việc kỹ sư, tìm cách vươn lên bằng học vấn của những lĩnh vực khác.
Trong ngày đầu đi làm, nhân viên sẽ được yêu cầu tự lắp ráp máy hút bụi. Bằng cách này, ai cũng sẽ hiểu được cách thức máy hút bụi hoạt động, và tại sao sản phẩm của công ty lại có thể tốt hơn được đối thủ. Sau đó, ông yêu cầu nhân viên cầm máy mình tự lắp về dùng trong một tuần, xem máy hoạt động ra sao “trong môi trường sống tự nhiên”.
Nếu nhân viên mong muốn giữ máy lại để sử dụng, họ sẽ chỉ phải trả một phần chi phí thiết bị. Ngài James Dyson nói bằng cách huấn luyện nhân viên này, nhân viên học được rằng họ sẽ không bao giờ bỏ công vô ích làm.
Các buổi gặp mặt xem xét sản phẩm mới được nghiên cứu diễn ra 2 lần/tuần, còn những buổi họp liên quan đến thiết kế diễn ra thường nhật; Ngài Dyson trực tiếp tham dự đa số các buổi tập huấn như thế. Đầu năm 2008, ông từ chức chủ tịch để dành nhiều thời gian hơn trong phòng thí nghiệm.
Dyson liên tục làm mới mình trong những năm về sau. Sản phẩm của họ đắt đỏ tới mức … “bị” so sánh là “Apple của đồ gia dụng”. Nhưng những câu chữ này không chỉ nói về cái giá của sản phẩm Dyson, mà còn nói về chất lượng hàng đầu của nhãn hiệu tới từ Anh Quốc. Bạn thấy đó, cứ mỗi dịp Tết đến lương về, hay mỗi khi Apple ra máy mới, lại có những hàng dài người đứng đợi trên tay sản phẩm nóng nhất thị trường smartphone.
Dyson hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường Việt Nam bằng những sản phẩm chất lượng cao của mình. Bạn cứ chờ xem cả tương lai và hãng điện máy Dyson mang tới cho người dùng Việt những bất ngờ gì.
Tổng hợp, PL&BĐ