Sam Altman đang trở thành cái tên được chú ý nhiều nhất với vai trò người đứng sau hiện tượng trí tuệ nhân tạo ChatGPT vừa bị sa thải bởi chính công ty của mình
ChatGPT, xuất hiện đầu tháng 12, nhanh chóng thu hút chú ý và được giới công nghệ gọi là “siêu AI” bởi khả năng trả lời câu hỏi, viết văn, dựng kịch bản… theo ý người dùng. Trước ChatGPT, một số AI khác GPT-3 và Dall-E 2 tạo ấn tượng và nhận được sự đánh giá cao từ cả người dùng lẫn các chuyên gia.
Các AI kể trên đều là sản phẩm của OpenAI – công ty đã đạt được một số thành tựu lớn trong ba năm gần đây dưới sự điều hành của CEO trẻ tuổi Sam Altman.
Sam Altman sinh năm 1985 và hiện là nhà đồng sáng lập kiêm CEO OpenAI, đơn vị phát triển nền tảng AI ChatGPT.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nguồn gốc Do Thái tại St. Louis, bang Missouri, Mỹ. Sau khi tốt nghiệp trường trung học John Burroughs, Altman học ngành khoa học máy tính tại Stanford nhưng bỏ học vào năm 2005.
8 tuổi học lập trình
Sam Altman, 37 tuổi, lớn lên ở St. Louis, bang Missouri, Mỹ. Năm lên 8 tuổi, ông được mẹ, là một bác sĩ da liễu, tặng chiếc máy tính đầu tiên và nhanh chóng yêu thích nó. Đây cũng là món quà giúp ông định hình tương lai của mình sau này.
Anh nói với báo The New Yorker rằng việc có một chiếc máy Mac đã giúp anh tìm hiểu xu hướng tính dục của mình. Năm 16 tuổi, Altman công khai với cha mẹ rằng mình là người đồng tính.
Sau đó, Altman công khai là người đồng tính với cả cộng đồng, sau khi một nhóm Cơ Đốc giáo tẩy chay một cuộc họp về tình dục ở trường học.
“Những gì Altman làm đã thay đổi ngôi trường. Cảm giác như ai đó đã mở ra chiếc hộp đầy đủ các kiểu trẻ em để chúng khám phá thế giới”, bà Madelyn Gray, cố vấn lớp đại học của Sam Altman, nói.
Bỏ học để khởi nghiệp
Sau khi tốt nghiệp trường John Burroughs ở địa phương, Altman tiếp tục theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford nhưng bỏ học vào năm 2005 khi cùng 2 bạn chung lớp phát triển ứng dụng Loopt, có thể chia sẻ vị trí của người dùng cho bạn bè.
Loopt từng huy động được 30 triệu USD, nhưng phải đóng cửa năm 2012 vì không thu hút được sự chú ý, sau đó bị thâu tóm với giá 43,4 triệu USD.
Thành công lớn nhất của Altman là Ok Cupid, một nền tảng hẹn hò trực tuyến miễn phí. Nền tảng này nhanh chóng phổ biến và cuối cùng đã được Match Group mua lại với giá 50 triệu USD vào năm 2011.
Năm 2011, Sam trở thành đối tác bán thời gian tại vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator. Ba năm sau, chàng trai này được bổ nhiệm làm chủ tịch bởi Paul Graham, người đồng sáng lập tổ chức. Ở tuổi 31, người đàn ông gốc Do Thái này đã đảm nhận vị trí chủ tịch của YC Group bao gồm Y Combinator, Y Combinator Research và YC Continuity. Anh thậm chí còn có mục tiêu tài trợ cho 1.000 công ty khởi nghiệp mỗi năm.
Đến 2019, Altman từ chức tại YC để tập trung vào OpenAI. Từ đầu 2020, ông cho biết không còn đóng vai trò nào ở YC nữa.
Altman từng là Giám đốc điều hành Reddit trong 8 ngày vào năm 2014 sau khi CEO Yishan Wong từ chức.
Altman là một trong những “Doanh nhân trẻ xuất sắc nhất trong lĩnh vực công nghệ” của tạp chí Businessweek năm 2008 và được liệt kê là một trong năm nhà sáng lập công ty khởi nghiệp thú vị nhất từ năm 1979 đến 2009 của đồng nghiệp Paul Graham.
Năm 2015, tạp chí Forbes vinh danh Sam Altman là một trong những nhà đầu tư dưới 30 tuổi hàng đầu thế giới. Được biết, công ty của Sam đã tài trợ cho nhiều thương hiệu công nghệ nổi tiếng có thể kể đến như Reddit, Airbnb, Pinterest, Anasa, Teespring, Instacart, Zenefits, Optimizely,… Năm 2017, vị CEO trẻ tuổi này đã nhận được bằng danh dự của Đại học Waterloo. Sau đó, anh rời YC Group để tập trung vào dự án OpenAI khác của mình.
Thế giới khác thường của ông chủ ChatGPT
Sam Altman, người đồng sáng lập và CEO OpenAI, có cá tính mạnh, thích làm những điều không tưởng nhưng sợ cái chết.
Khi còn là một thiếu niên, Sam Altman, sinh năm 1985 ở Missouri và có gốc Do Thái, đã mơ ước gia nhập Google. Điều này thôi thúc ông đăng ký vào Đại học Stanford – ngôi trường hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin từng theo học.
Một đêm, bạn cùng lớp là Blake Ross, sau này là đồng sáng lập Firefox, gõ cửa phòng Altman để xem bạn mình làm bài tập khoa học máy tính đến đâu. Khi đó, phần mềm chạy chương trình thông báo lỗi khiến Altman bối rối.
“30 phút sau, tôi ghé lần nữa. Nó như hiện trường vụ án”, Ross kể với Business Insider. “Cậu ta đã vào trình biên dịch và gỡ tung chúng, màn hình dày đặc các đoạn code lập trình bậc thấp”. Cuối cùng, Altman cũng tìm ra vấn đề, nhưng là lỗi trong bài tập của ông. Nhưng với Ross, sự mày mò đáng kinh ngạc đó đã gây ấn tượng mạnh.
Sebastian Thrun, cựu nhân viên Google từng làm việc tại phòng thí nghiệm AI của Stanford, cũng nhận xét tương tự khi tiếp xúc với Altman. “Cậu ấy luôn muốn hiểu mọi thứ ở mức độ rất sâu”, Thrun nói.
Tính cách khám phá tận cùng mọi thứ giúp Altman nhanh chóng thành công khi còn rất trẻ.
Theo đuổi lợi nhuận
OpenAI vốn là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2015 và nhận được một số nguồn tài trợ từ CEO Tesla Elon Musk, đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman và một số nhà đầu tư khác.
Thay vì theo đuổi lợi nhuận, OpenAI cam kết phát triển công nghệ vì lợi ích của nhân loại. Điều lệ thành lập của đơn vị cũng cam kết từ bỏ cuộc đua phát triển AI nếu một đối thủ cạnh tranh đạt mục tiêu trước.
Tuy nhiên, công ty nhanh chóng thay đổi định hướng và chuyển sang chiến lược mới.
Khi Altman trở thành CEO của công ty, OpenAI đã có được nhiều thành tựu đáng chú ý. Vào giữa năm 2022, công ty này đã tung ra thế giới AI Dall-E 2. Dự án này cho phép người dùng có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và độc đáo chỉ bằng các chuỗi văn bản.
Không lâu sau đó, dự án Chat GPT ra đời: 1 AI thông minh có thể phản ứng với mọi thứ như con người. Chat GPT – AI đang tạo nên làn sóng hiện nay có khả năng viết kịch bản hoặc thậm chí viết các bài báo học thuật cơ bản và nhiều loại nội dung khác.
Sau khi trở thành CEO OpenAI, Altman nhận được khoản đầu tư 1 tỷ USD từ CEO Microsoft Satya Nadella sau khi bay tới Seattle để giới thiệu mô hình trí tuệ nhân tạo. Khoản tài trợ khổng lồ giúp OpenAI nhanh chóng xây dựng hạ tầng và tài nguyên cần thiết cho các sản phẩm trí tuệ nhân tạo.
Thỏa thuận này cũng mang lại cho Microsoft chỗ đứng chiến lược trong cuộc chạy đua tận dụng những tiến bộ của AI. Microsoft đã trở thành đối tác ưu tiên của OpenAI cho mục đích thương mại hóa.
Tới tháng 1-2023, Microsoft thông báo đầu tư thêm 10 tỉ USD cho OpenAI và lên kế hoạch tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing.
Hồi tháng 10/2022, Microsoft cho biết sẽ tích hợp các sản phẩm của OpenAI vào ứng dụng tìm kiếm Bing và một chương trình thiết kế mới có tên Microsoft Design.
Dự án đầu tiên của OpenAI là Dall-E-2 vào tháng 9/2022, cho phép người dùng tạo tác phẩm nghệ thuật từ các chuỗi văn bản. Đầu tháng 12/2022, công ty tiếp tục trình làng ChatGPT, chatbot có thể trả lời người dùng những câu hỏi thú vị liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau.
Theo một số nguồn tin, OpenAI có kế hoạch bán cổ phiếu do nhân viên sở hữu. Trong một đợt chào mua trước đó, cổ phiếu của OpenAI được định giá khoảng 14 tỷ USD. Wall Street Journal cũng tiết lộ Microsoft dự định tăng đầu tư vào OpenAI.
Trong các cuộc trao đổi gần đây với các nhà đầu tư, Altman nói rằng công ty sẽ sớm tạo ra doanh thu hàng năm lên tới 1 tỷ USD. Một phần nguồn thu đến từ việc tính phí người dùng và doanh nghiệp.
Cho đến nay, OpenAI đã tạo ra doanh thu hàng chục triệu USD, chủ yếu từ việc bán mã lập trình cho các nhà phát triển khác. Tuy nhiên, Altman cho biết OpenAI mới ở giai đoạn đầu trong chiến lược kiếm tiền.
Nguồn: Tổng hợp và biên soạn