Mark Cuban, vị tỷ phú tự thân người Mỹ đã chia sẻ phẩm chất cần có để dẫn tới thành công, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Tỷ phú công nghệ Mark Cuban (sinh năm 1958) là một doanh nhân và nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ. Ông không chỉ là chủ sở hữu của CLB Dallas Mavericks, một đội bóng đang chơi tại giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA), mà còn sở hữu số cổ phần trong ít nhất 400 startup thành lập từ 10 năm trước cùng với khoản đầu tư trên sóng truyền hình Shark Tank.
Hiện tại, “gã khổng lồ công nghệ” là gương mặt quen thuộc thường xuyên xuất hiện trước giới truyền thông, đài phát thanh, podcast,… để chia sẻ về hành trình khởi nghiệp cũng như bí quyết thành công của bản thân.
“Khi tôi là người trẻ nhất bước vào cửa, người ta đuổi tôi đi vì tuổi tác và do tôi có thể làm việc tốt hơn họ. Khi tôi là người lớn tuổi nhất bước vào cửa, mọi người cũng sẽ đuổi tôi vì tuổi tác và do tôi có thể vượt qua họ”, ông bộc bạch.
Mới đây, trong phần thứ 13 của chương trình Shark Tank Mỹ được lên sóng, với vấn đề được đặt ra rằng giữa sự thành công trong công việc kinh doanh của chính mình và khoản đầu tư cá nhân vào hàng trăm công ty khởi nghiệp, các vị “cá mập” đã có lời khuyên nào đến giới trẻ hiện nay.
Theo tỷ phú Mark Cuban, có một phẩm chất cần thiết mà mọi người nên trau dồi, rèn luyện hàng ngày nhiều hơn bất kể hành động nào nếu muốn đạt được thành công trong sự nghiệp.
Giữa sự thành công trong kinh doanh của chính mình và khoản đầu tư vào hàng trăm công ty khởi nghiệp, Mark Cuban biết điều gì cần thiết để đạt được thành công rực rỡ.
“Một điều trong cuộc sống mà bạn hoàn toàn có thể nắm quyền kiểm soát, đó là nỗ lực của bản thân”, vị tỷ phú 64 tuổi chia sẻ trong một đoạn video trên LinkedIn do doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm Randall Kaplan đăng tải. “Và sẵn sàng làm như vậy là một lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi vì hầu hết mọi người không làm như vậy.
Nỗ lực có nghĩa là vượt xa những gì cần thiết để giải quyết vấn đề, ngay cả khi bạn không được yêu cầu hay ngoài những trách nhiệm thông thường trong công việc của bạn. Bạn cần chủ động và tận dụng mọi khả năng có thể để tìm câu trả lời”, ông nói.
Đặc biệt, ông tiết lộ thêm rằng phẩm chất này vô cùng hiếm gặp ở cuộc sống hiện nay.
“Có một số người hoặc nhân viên nếu bạn bảo họ làm những điều A, B và C, họ sẽ làm cả 3 điều đó mà không biết rằng các điều D, E và F vẫn tồn tại,”
Có những người không giỏi về chi tiết: Nếu bạn bảo họ làm A, B và C, tất cả những gì họ muốn làm là nói về D, E và F”.
Đối mặt với những tồn tại trên, lời khuyên mà vị cá mập muốn nhắn nhủ đến với bất kỳ ai không có sự nỗ lực, luôn nản lòng trước khó khăn là: “Đừng nộp đơn xin việc hay gửi CV đến chỗ tôi”.
Mời các bạn đón đọc cuốn: Tủ Sách Thành Công Của Dale Carnegie – Biến Cuộc Đời Ngắn Ngủi Trở Nên Tuyệt Vời
Cuốn sách sẽ đưa ra những gợi ý, lời khuyên giúp bạn:
Bình luận của Cuban được đưa ra trong bối cảnh phong trào “nghỉ việc trong im lặng ” đang diễn ra khá phổ biến ở các công ty trên khắp thế giới hiện nay, khi các nhân viên đang làm việc toàn nước Mỹ phản đối việc phải làm việc quá sức ngoài giờ hành chính, bị trả lương thấp và ít có cơ hội thăng tiến.
Cụm từ đề cập đến ý tưởng rằng mọi người nên làm công việc mà họ được trả tiền để làm – và không hơn thế nữa.
Lexi Clarke, Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của công ty bồi thường nhân viên Payscale, nói với các phóng viên vào đầu năm nay: “Cuối cùng, đó là vấn đề gắn kết, khi chúng tôi nghĩ về những gì nhân viên thực sự đang tìm kiếm và đặt ra ranh giới cho chính họ. Nó sẽ không đi đâu cả”.
Tuy nhiên, vị tỷ phú tự thân này không phải là ông chủ duy nhất đánh giá cao nỗ lực và kỹ năng giải quyết vấn đề tại nơi làm việc.
Năm ngoái, 2,7 triệu tin tuyển dụng trên ZipRecruiter đã liệt kê “tư duy phân tích” là một kỹ năng mềm cần thiết mà các nhân viên cần có hiện nay. 29% giám đốc điều hành công ty trên toàn thế giới nghĩ rằng những nhân viên không nỗ lực hết mình sẽ không thành công và có nguy cơ bị sa thải, theo báo cáo về các phương pháp bồi thường tốt nhất năm 2023 của Payscale cho thấy.
Đối với Cuban, điều đó dường như mang tính cá nhân, bởi ông đã nỗ lực xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách phân tích nơi mà ông sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng nhất cho kết quả lao động của mình, thay vì theo đuổi đam mê và xem chúng dẫn dắt ông đến đâu.
“Những thứ mà cuối cùng tôi thực sự giỏi là những thứ mà tôi đã đặt rất nhiều nỗ lực vào. Rất nhiều người nói về đam mê, nhưng đó thực sự không phải là điều bạn cần tập trung vào. Bạn thực sự cần phải đánh giá và nói, ‘OK, tôi đang dành thời gian của mình vào đâu?’”, Cuban phát biểu trong một video Amazon Insights for Entrepreneurs năm 2018.
Định luật bọ chét, con quạ và bầy gà khiến nhiều người dù nỗ lực, chăm chỉ cũng khó giàu có, thành công
Theo đó, có 3 kiểu tư duy khiến nhiều người dù siêng năng, nỗ lực cũng khó có thể giàu có, thành công. Những kiểu tư duy này được rút ra từ định luật bọ chét, định luật con quạ và định luật bầy gà.
Kể từ khi sinh ra, không ai trong chúng ta từ chối một cuộc sống thịnh vượng. Ai cũng mong muốn mình thành công và hạnh phúc. Đúng là mỗi người sẽ có một định nghĩa khác nhau về thành công, về hạnh phúc, nhưng suy cho cùng 98% con người ta đều hướng đến sự giàu có về tài chính, có một sự nghiệp phát triển và vững vàng, sống cuộc đời an nhiên không quá lo lắng về chuyện tiền bạc.
Ai ai cũng mong muốn giàu có, thế nhưng trong số chúng ta đại bộ phận đều không thể sở cầu như ý. Và thế là, chúng ta bắt đầu than vãn, trách đời, trách người mà không hề nhận ra, vấn đề đến từ chính tư duy của chúng ta.
Nếu còn vướng phải một trong 3 “định luật nghèo khó” sau đây, cho dù bạn có nỗ lực và chăm chỉ cách mấy thì cuộc đời vẫn không thể nào khá lên được:
Định luật bọ chét: Mỗi một lần thất bại chính là một lần tự thiết lập giới hạn của bản thân!
Một nhà tâm lý học từng làm thí nghiệm rất thú vị về con bọ chét.
Một con bọ chét bọ chét có thể nhảy lên độ cao gấp 400 lần chiều cao của nó.Sau đó, nhà tâm lý học này đặt những con bọ chét trong một cái hộp đậy nắp thủy tinh có thể dịch chuyển được, và mỗi khi bọ chét nhảy lên, chúng sẽ va đập vào nắp hộp.
Sau nhiều lần hạ thấp chiều cao của lồng kính, độ cao khi bọ chét nhảy sẽ ngày càng thấp đi. Đến cuối cùng, sau khi bỏ lồng kính ra, bạn sẽ phát hiện con bọ chét đó không nhảy cao được nữa.
Đây chính là “định luật bọ chét”: Mỗi một lần thất bại trong cuộc sống, là mỗi một lần người ta tự giới hạn chính bản thân mình.
Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu và theo dõi trong vòng 25 năm trên một nhóm thanh niên có nền tảng giáo dục và môi trường sống tương tự nhau. Kết quả cho thấy, 60% những người trong số đó không có mục tiêu cuộc sống rõ ràng, chỉ biết sống cho qua ngày, sau 25 năm cuộc sống của họ vẫn bình thường như thế, không thể khá hơn. Trong khi đó, 27% thanh niên không có mục tiêu cụ thể sau 25 năm trở nên ngày càng nghèo và vẫn sống cuộc đời bấp bênh, vô định.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp nhiều người tự hỏi “Tôi phải làm gì để không tiếp tục cuộc sống như thế này nữa?”.
Sau nhiều năm phấn đấu nhưng không đạt được cuộc sống thành công và giàu sang như mong muốn. Liệu chúng ta đã bao giờ thay đổi tư duy hay chỉ biết hài lòng với thực tại và sống cho qua ngày? Chúng ta nghèo không phải do thiếu ý chí, mà là thiếu niềm tin: Cứ đinh ninh mình là một cục sắt, không bao giờ có thể trở thành vàng.
Như Lỗ Tấn từng nói: “Bạn sẽ trở nên giàu có nếu bạn có tư duy đúng đắn, nhưng bạn vẫn mãi nghèo nếu bạn có tư duy sai lầm”.Cuộc sống nghèo khó có thể là vạch xuất phát trong cuộc sống của bạn. Nhưng nếu bạn thay đổi thì nó không thể là điểm kết thúc của cuộc đời. Bạn phải thiết lập một mục tiêu dài hạn và theo đuổi nó không mệt mỏi. Nếu trước mắt nó vẫn chưa mang lại kết quả, thì hãy cứ kiên trì và tiếp tục trong những năm tiếp theo. Chắc chắn bạn sẽ thành công.
Mời các bạn đón đọc cuốn: Tủ Sách Thành Công Của Dale Carnegie – Biến Cuộc Đời Ngắn Ngủi Trở Nên Tuyệt Vời
Cuốn sách sẽ đưa ra những gợi ý, lời khuyên giúp bạn:
Định luật con quạ: Cố định bản thân và không tập thích nghi với nhiều môi trường mới
Có một câu chuyện như thế này: Con quạ và con chim bồ câu sống trong một khu rừng nhỏ. Một ngày nọ, khi con quạ chuẩn bị rời đi, nó chia tay bạn mình là con chim bồ câu.
Chim bồ câu hỏi nó: Tại sao bạn lại chuyển đi?
Con quạ đáp, thực ra tôi không muốn chuyển đi, nhưng những người ở đây đối xử không tốt với tôi. Họ cho rằng tiếng kêu của tôi quá khó chịu, và tôi không được hoan nghênh khi ở đây. Tôi thực sự không thể ở lại.
Chim bồ câu suy nghĩ hồi lâu rồi nói với quạ: Bạn ơi, nếu bạn không đổi giọng thì dù bạn có bay đi đâu cũng không ai chào đón bạn.
Đây là định luật con quạ: Nếu bạn không thay đổi một số khuyết điểm của mình mà cứ chọn cách né tránh một cách mù quáng. Thì vấn đề không những không được giải quyết, mà nó còn tồn tại và lặp đi lặp lại khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Tương tự, một người không muốn đối mặt với chính mình. Luôn trốn tránh hiện thực sẽ không thể trưởng thành và không thể gặt hái được hạnh phúc.
Dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của một người chính là khi họ có những thời điểm nhìn lại bản thân, bình tĩnh đối mặt với những khuyết điểm, thiếu sót của bản thân và nỗ lực thay đổi.
Đừng phán xét, đổ lỗi cho người khác chỉ vì lỗi sai hay sự thiếu trách nhiệm của chính mình. Hãy chịu trách nhiệm với hành động và quyết định của mình và tìm cách giải quyết tình huống một cách chủ động.
Nhiều người chỉ vì cái tôi quá cao mà chẳng bao giờ chịu thay đổi mình, rất thích đổ lỗi cho người khác, mà không hề nhận ra rằng mọi vấn đề đều đến từ phía mình.
Mỗi khi có vấn đề, hãy thường xuyên tự vấn bản thân, nếu sai thì tích cực sửa chữa. Khi hiểu được tư duy này, bạn sẽ không ngừng vượt qua được giới hạn của bản thân để tìm tới phiên bản tốt hơn của mình. Nhờ đó một tương lai tươi sáng rộng mở sẽ đến với bạn một cách dễ dàng hơn.
Định luật bầy gà: Không dám bước ra khỏi vùng an toàn, sợ bước đi trên con đường riêng của mình và chỉ sống theo đám đông
Có một câu chuyện rất thú vị như thế này: Giữa bầy gà có lẫn một con sếu đầu đỏ, nó chính là con vật nổi bật nhất, đẹp nhất và quý hiếm nhất so với đám gà bé nhỏ kia.
Thế nhưng, nếu con sếu không dám tách ra đi tìm chỗ mới phù hợp hơn với nó mà cứ mãi sống hòa lẫn trong bầy gà, thì nó sẽ bị mắc kẹt mãi ở chuồng gà, sau đó bị gà “đồng hóa”.
Đây là định luật bầy đàn: khi bạn đã đạt đến cấp độ cao hơn và môi trường hiện tại không thể giúp bạn phát triển hơn nữa. Bạn nên dứt khoát rời đi thay vì sợ hãi và dậm chân tại môi trường không cho bạn cơ hội phát huy điểm mạnh của mình.
Có nhiều người sau một thời gian tích lũy được một số vốn kha khá và có những ý tưởng mới, cảm thấy chán nản với môi trường hiện tại. Thế nhưng họ không dũng cảm “dứt áo ra đi” mà vẫn muốn làm người giỏi nhất trong số đó. Dần dần họ đánh mất ý chí, không còn muốn cải thiện, nâng tầm bản thân lên tầng cao hơn.
Nếu vẫn còn giữ tư duy bầy đàn và sống trong vòng luẩn quẩn đó, chúng ta sẽ không bao giờ phát triển. Chúng ta phải dám đi lên một tầng cao mới và thích nghi với môi trường đó để bản thân cũng trở nên mới mẻ hơn.
Ví dụ, nếu bạn là một người bán thịt ở chợ và đã kiếm được một số vốn kha khá sau nhiều năm tích lũy. Bạn cần mở rộng quy mô, có thể mở một cửa hàng hoặc siêu thị để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Nếu muốn giàu có, bạn không thể chỉ mãi là một người bán hàng ở chợ.
Oscar Wilde từng nói: “Nếu như xuất phát điểm của bạn là một gia đình nghèo nhưng bạn có tư duy khác biệt thì việc giải quyết cái nghèo sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa”. Muốn làm giàu không nhất thiết phải nỗ lực ngày đêm, mà điểm mấu chốt là hãy nhổ bỏ tận gốc “tư duy nghèo” và dám phá bỏ những giới hạn của bản thân.
Hãy sống một cuộc đời không giới hạn tiềm năng phi thường của chính mình, sống có trách nhiệm và dám bước ra khỏi vùng an toàn để đi đến một chân trời cao hơn.
Mời các bạn đón đọc cuốn: Tủ Sách Thành Công Của Dale Carnegie – Biến Cuộc Đời Ngắn Ngủi Trở Nên Tuyệt Vời
Cuốn sách sẽ đưa ra những gợi ý, lời khuyên giúp bạn:
Theo phunuvietnam/ Thethaovanhoa