“Hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu chuyện trong cuộc đời tôi. Không có gì to tát cả. Chỉ có ba câu chuyện thôi”, Steve Jobs mở đầu bài phát biểu.
Steve Jobs (Steve Paul Job) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar.
Steve Jobs được coi là một nhân vật mang tính biểu tượng trong ngành công nghệ thế giới. Ông đã trải qua những thăng trầm của Apple trong nhiều thập kỷ, gắn liền với sự phát triển của những sản phẩm công nghệ được mọi người ưa chuộng nhất trên thế giới như Macintosh, iMac, iPod, iPhone, iPad… Các sản phẩm điện tử đã thay đổi sâu sắc các phương tiện truyền thông, giải trí và lối sống hiện đại.
Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2005 là bài phát biểu nổi tiếng nhất của Jobs trong suốt cuộc đời của ông. Bài diễn thuyết kéo dài 15 phút cách đây 18 năm của ông Steve Jobs vẫn còn nguyên giá trị ở thời điểm hiện tại, mang lại lời khuyên hữu ích về cuộc sống và công việc cho mọi lứa tuổi.
Qua ba câu chuyện được kể, Steve Jobs đã ôn lại chặng đường dài mình đã đi qua, những khoảnh khắc đặc biệt đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời ông:
Câu chuyện đầu tiên: Làm thế nào để xâu chuỗi các mảnh ghép của cuộc sống lại với nhau
Câu chuyện đầu tiên của Steve Jobs giải thích lý do tại sao ông quyết định bỏ học ở trường đại học đầu tiên.
Khi vào đại học, tôi đã chọn một trường đắt đỏ ngang ngửa Stanford. Sáu tháng sau, tôi cảm thấy điều đó thật không đáng. Tôi không biết mình sẽ làm gì trong tương lai, và tôi không biết trường đại học sẽ định hướng cho tôi như thế nào, tôi chỉ biết mình đang tiêu tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi… Vì vậy, tôi quyết định bỏ học và tôi tin rằng mình không làm gì sai.
Vào thời điểm đó, Cao đẳng Reed có lẽ là trường đại học giảng dạy về thư pháp tốt nhất cả nước. Mỗi tấm áp phích trong khuôn viên trường, mỗi nhãn dán trên ngăn kéo, đều được viết bằng những nét chữ rất đẹp.
Vì tôi đã bỏ học, nên tôi đã quyết định tham gia khóa học thư pháp thay vì tham gia vào các môn học bắt buộc. Trong khóa học này, tôi đã học được hai phông chữ “serif” và “sans-serif”, học được cách thay đổi khoảng cách giữa các từ trong các tổ hợp chữ cái và học được cách viết chữ đẹp.
Mười năm sau, khi chúng tôi đang thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, thư pháp đột nhiên xuất hiện trước mắt tôi. Thế nên, chúng tôi đã thiết kế tất cả những thứ đó vào máy tính. Đây là máy tính đầu tiên có bố cục chữ đẹp như vậy.
Nếu tôi không vô tình chọn khóa học thư pháp ở trường đại học, máy tính Macintosh sẽ không bao giờ có nhiều phông chữ hoặc cỡ chữ với khoảng cách hợp lý như vậy. Và nếu Windows không sao chép Macintosh, máy tính cá nhân hiện nay không thể có các phông chữ và kích thước chữ đẹp như vậy.
Steve Jobs nói: “Phần lớn những gì tôi vấp phải do đi theo sự tò mò và trực giác của mình hóa ra lại là vô giá sau này”.
“Nếu tôi không bao giờ bỏ học ở trường đại học đầu tiên, tôi sẽ không bao giờ tham gia lớp học thư pháp đó, và máy tính cá nhân có thể không có kiểu chữ tuyệt vời như vậy”.
Tất nhiên lúc còn ở trường đại học tôi chưa thể phát hiện mối liên hệ của việc này trong tương lai. 10 năm sau nhìn lại, mối liên hệ giữa 2 điều này vô cùng, vô cùng rõ ràng.
Bạn sẽ không thể thấy được sự liên kết của những gì đang xảy ra ở hiện tại với tương lai. Chỉ khi quay đầu nhìn lại, bạn mới phát hiện được sự liên kết đó. Vì vậy bạn nhất định phải tin rằng những mảnh ghép bé xíu đó sẽ được kết nối lại ở cuộc sống trong tương lai bằng một cách nào đó.
Hãy đặt lòng tin vào lòng can đảm, số phận, nhân duyên của mình… Vì khi tin vào sự xâu chuỗi của những mảnh ghép nhỏ này sẽ mang lại cho bạn sự tự tin vốn có, giúp bạn thoát khỏi những điều tầm thường và trở nên khác biệt.
Câu chuyện thứ 2: Về đam mê và sự mất mát
Câu chuyện thứ hai Jobs kể kể lại thời điểm ông bị Apple sa thải. Trong 10 năm, Jobs và người đồng sáng lập Apple Steve Wozniak đã đi từ điều hành một doanh nghiệp trong nhà để xe thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la (thành lập từ năm 1976), Jobs nói trong bài phát biểu.
Tôi thật may mắn vì có thể phát hiện những điều mình thích làm từ rất sớm.
Trong quá trình phát triển của công ty Apple, tôi đã thuê một người mà chúng tôi nghĩ là rất thông minh và có thể cùng tôi điều hành công ty. Một năm sau, chúng tôi xảy ra bất đồng quan điểm về tương lai của công ty, và ban giám đốc đã đứng về phía anh ấy. Vì vậy, năm 30 tuổi, tôi đã bị gạt ra ngoài công ty do chính mình sáng lập, gạt ra ngoài một cách công khai.
Nhưng có điều gì đó đang chầm chậm thức tỉnh tôi: Tôi vẫn yêu thích ngành mình đang làm. Thất bại lần này không thay đổi niềm yêu thích trong lòng tôi. Tôi đã bị đuổi việc, nhưng tôi vẫn yêu nghề của mình. Và tôi quyết định bắt đầu lại từ đầu.
Trong 5 năm tiếp theo, tôi đã thành lập một công ty tên là NeXT, sau đó là Pixar, và sau đó nữa thì yêu người phụ nữ sau này sẽ trở thành vợ tôi. Pixar đã sản xuất bộ phim hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới: “Toy Story”, và nó trở thành xưởng sản xuất phim hoạt hình thành công nhất thế giới…
“Đôi khi cuộc đời sẽ ném một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin”, Jobs nói. “Tôi tin rằng điều duy nhất giúp tôi tiếp tục là tôi yêu thích những gì mình làm. Bạn phải tìm thấy những gì bạn yêu thích”.
Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy điều mình yêu thích, Jobs nói: “Đừng nản lòng! Như với tất cả các vấn đề của trái tim, bạn sẽ biết tất cả khi bạn tìm thấy nó”.
Công việc chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống của bạn, chỉ khi bạn tin rằng mình đang làm một công việc tuyệt vời, thì bạn mới cảm thấy hạnh phúc. Còn nếu bạn vẫn chưa tìm thấy công việc mình thích, hãy tiếp tục tìm, đừng dừng lại.
Hãy dốc toàn lực đi tìm, đến khi tìm thấy, bạn sẽ biết: cũng giống như bất kì mối quan hệ chân thành nào, thời gian càng lâu, nó chỉ có thể càng trở nên khăng khít. Vậy nên hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại.
Câu chuyện thứ ba: Về cái chết
Câu chuyện cuối cùng của Jobs trong bài phát biểu tốt nghiệp đã tiết lộ những gì ông đã trải qua khi biết về chẩn đoán ung thư tuyến tụy của mình. Jobs qua đời vì các biến chứng liên quan đến bệnh ung thư vào năm 2011.
Năm 17 tuổi tôi đã đọc qua một câu: “Nếu bạn coi mỗi ngày đều là ngày cuối cùng của đời mình, sẽ có một ngày bạn phát hiện rằng mình đã đúng.”
Tự nhắc nhở bản thân rằng mình sắp chết là cách tốt nhất để tôi xua tan nỗi lo sẽ đánh mất thứ gì đó. Khi mọi thứ đã hiện rõ ra, bạn sẽ không còn lý do gì mà không tuân theo sự mách bảo của bản thân.
Ngày xưa, tôi chỉ biết cái chết là một khái niệm hữu ích và thuần túy được viết ra trên giấy, nhưng khi suýt chết vì bệnh ung thư vào 1 năm trước, tôi có thể nói với bạn một cách chắc chắn hơn: Không ai trên đời này muốn chết cả, ngay cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn đạt được điều đó thông qua cái chết.
Nhưng cái chết là điểm cuối cùng của tất cả mọi người, và không ai có thể chạy thoát. Và có lẽ là nên như vậy, vì cái chết chính là phát minh tuyệt vời nhất của tạo hóa. Cuộc đời chỉ đi “làm mới mình” mà thôi. Bạn của hiện tại đã được “làm mới”. Nhưng sẽ có một ngày, không lâu nữa đâu, bạn sẽ già và chết đi.
Thời gian của bạn là có hạn, vì vậy đừng lãng phí thời gian để lặp lại cuộc sống của người khác. Đừng bị ràng buộc bởi những giáo điều, điều này có nghĩa là những ý nghĩ của bạn đang tồn tại với suy nghĩ của người khác.
Đừng để những quan điểm rối rắm của người khác làm lu mờ tiếng nói thực sự bên trong của bạn. Trực giác và trái tim luôn biết bạn muốn trở thành người như thế nào, những thứ còn lại đều không quan trọng.
“Cái chết là điểm đến mà tất cả chúng ta cùng phải trải qua. Không ai từng thoát khỏi nó. Và đó là điều nên xảy ra, bởi vì cái chết rất có thể là phát minh tốt nhất duy nhất của cuộc sống.
“Đừng để ý kiến ồn ào của người khác nhấn chìm tiếng nói bên trong của chính bạn. Và quan trọng nhất, hãy dũng cảm làm theo trái tim và trực giác của chính mình”, ông ấy chia sẻ thêm.
Khi còn trẻ, có một cuốn tạp chí rất hay tên là “The Whole Earth Catalog”, đó là một trong những cuốn kinh thánh của thế hệ chúng tôi lúc bấy giờ. Nó được sáng lập bởi một người tên là Stewart Brand sống ở Manor Park cách đây không xa.
Đó là vào cuối những năm 1960, trước khi máy tính cá nhân ra đời, vì vậy tạp chí này được làm bằng máy đánh chữ, kéo và máy phân cực. Tạp chí này giống như Google của 35 năm về trước vậy. Tất tần tật những mẹo vặt hữu ích và những ý tưởng vĩ đại đều nằm trong cuốn tạp chí.
Đó là vào giữa những năm 70, lúc ấy tôi trạc tuổi các bạn bây giờ. Tôi nhớ bìa sau của số cuối cùng là hình ảnh một con đường nông thôn vào buổi sáng sớm, nếu bạn có tinh thần mạo hiểm thì có thể tự mình tìm thấy con đường này. Phía dưới in một dòng chữ: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ khờ dại.”
Hãy đói khát tri thức, và khiêm tốn như một kẻ khờ. Tôi thường dùng câu nói này để cổ vũ bản thân. Giờ đây, khi các bạn bắt đầu một cuộc hành trình mới, tôi mong các bạn cũng sẽ làm như vậy.
Vào 3 giờ chiều ngày 5 tháng 10 năm 2011, đồng sáng lập Apple – Steve Jobs đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 56. Ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy hơn 10 năm và không qua khỏi vì suy hô hấp.
Vào 3 giờ chiều ngày 5 tháng 10 năm 2011, đồng sáng lập Apple – Steve Jobs đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 56. Ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy hơn 10 năm và không qua khỏi vì suy hô hấp.
Vào 3 giờ chiều ngày 5 tháng 10 năm 2011, đồng sáng lập Apple – Steve Jobs đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 56. Ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy hơn 10 năm và không qua khỏi vì suy hô hấp.