Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người sáng lập và đưa thương hiệu Vingroup, VinFast vươn tầm thị trường thế giới và trở thành niềm tự hào của người Việt. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nhân trẻ muốn học tập theo phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng.
Với sự thành công hiện tại, phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Ông Vượng theo đuổi phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ, trao quyền cho nhân viên. Phong cách này không xuất phát từ sách vở mà từ chính những trải nghiệm và bài học tư duy độc đáo của ông.
Từng trải qua hoàn cảnh vất vả, Phạm Nhật Vượng luôn nung nấu trong bản thân mong muốn đổi đời. Đây là động lực khiến ông làm việc nghiêm túc và luôn giữ tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp. Chính điều đó đã khiến cho chất lượng của những công việc ông làm luôn ở mức tốt nhất.
Với phong cách lãnh đạo đúng đắn và phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, Phạm Nhật Vượng đã đạt được nhiều thành tựu là to lớn. Bằng chứng chính là VinGroup ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế trên thị trường.
10 điểm sáng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
Với sự lãnh đạo đúng đắn của mình, Phạm Nhật Vượng đã đưa VinGroup phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
1.Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hoàn toàn tách biệt
Với Phạm Nhật Vượng, ông luôn phân biệt rạch ròi giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc. Khi làm việc, ông luôn giữ thái độ nghiêm túc, tự giác, không ngừng tự học hỏi, tìm tòi để hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Nhưng khi đã vào thời gian nghỉ ngơi, ông luôn giữ bản thân ở trạng thái thoải mái, thư giãn tối đa.
Để có thời gian nghỉ ngơi thoải mái và tăng cường sức khỏe, ông còn chơi thể thao, tham gia đá bóng với nhân viên của mình với 100% tâm thái thoải mái, không xen lẫn công việc. Điều này giúp cho nhân viên có tinh thần thoải mái, không áp lực, giúp cho quá trình làm việc đạt hiệu quả cao.
2. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân sự
Một trong những điểm sáng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng chính là lắng nghe và tôn trọng ý kiến nhân viên. Để có thể lắng nghe những ý kiến chân thực nhất từ nhân viên, ông vẫn luôn dùng bữa trưa cùng với nhân viên và tham gia các hoạt động của doanh nghiệp.
Khi lắng nghe ý kiến của nhân viên, ông vẫn luôn giữ thái độ tập trung, tôn trọng, ân cần và ghi nhận những điều mà nhân viên chia sẻ để hiểu rõ họ hơn. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách, tăng độ thiện cảm của nhân viên với lãnh đạo. Nhân viên cảm thấy được tôn trọng và luôn dốc hết sức mình vì sự phát triển của tập đoàn.
3. Quản trị nhân sự tuyệt vời
Một mình Phạm Nhật Vượng không thể đạt được những thành tựu như ngày hôm nay mà còn nhờ vào sự cố gắng của toàn bộ nhân viên. Để xây dựng và vận hành một bộ máy nhân sự chất lượng không phải điều đơn giản. Những tư duy đắt giá của ông trong quản trị nhân sự gồm có:
– Tin dùng phụ nữ: Triết lý này của Phạm Nhật Vượng có sự tương đồng với Jack Ma khi tại VinGroup có nhiều vị trí quan trọng đều do phụ nữ đảm nhận. Theo quan điểm của ông: “Phụ nữ có yêu cầu cao hơn, tốt hơn phù hợp với tài chính kế toán, pháp lý kinh doanh”.
– Thưởng phạt phân minh: Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ: “Đối với VinGroup hình ảnh thương hiệu là yếu tố thành công. Nhân viên chăm sóc tốt, khách hàng đến”. Vì thế, những nhân viên giỏi, làm việc tốt đều được đánh giá cao và nhận những chính sách khen thưởng tốt.
4. Sở hữu tầm nhìn dài hạn
Một trong những tư duy đắt giá trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng chính là tầm nhìn dài hạn. Việc này giúp ông đưa ra những kế hoạch dài hạn cũng như dự đoán được những cơ hội và thách thức có thể xảy ra trong tương lai để có thể chuẩn bị trước, tránh thụ động trước khó khăn.
Điều này có thể thấy rõ nhất vào năm 2017 khi Phạm Nhật Vượng cho ra thị trường thương hiệu ô tô VinFast. Đây được xem là bước ngoặt lớn đối với VinGroup. VinFast không chỉ nghiên cứu những dòng ô tô chạy bằng xăng mà còn nghiên cứu thêm những dòng ô tô chạy bằng điện thân thiện với môi trường.
5. Tốc độ sánh đôi với chất lượng
Có nhiều người có suy nghĩ rằng “nhanh thì thường đi đôi với ẩu đoảng, chậm mới chắc, chất lượng mới tốt”. Nhưng quả thực đây là suy nghĩ rất phiến diện, thiếu tính khách quan. Chất lượng sản phẩm có tốt hay không nằm ở cách làm chứ không phải ở tốc độ.
Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ câu chuyện có thật tại tập đoàn của ông rằng có 2 dự án cùng khởi công, một nhóm làm việc nhanh hơn, kết quả tốt còn nhóm khác hoàn thành chậm so với dự kiến lại còn vướng nhiều lỗi. Vậy sự khác biệt của 2 nhóm này chính là sự nghiêm túc và quy trình làm việc hiệu quả.
Từ câu chuyện trên, có thể thấy rằng kết quả tốt hay tệ không nằm ở tốc độ làm việc. Nếu khi làm việc có sự nghiêm túc và quy trình làm việc hiệu quả không những đảm bảo được chất lượng mà còn hoàn thành công việc nhanh chóng. Quan điểm “ nhanh thì không hiệu quả” đơn giản là sự bao biện của người thiếu năng lực.
6. Luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng
Khách hàng là người đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm của mình vì thế họ sẽ có cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm. Một doanh nghiệp muốn phát triển phải biết lắng nghe những ý kiến của khách hàng để phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trước đó.
Vì thế, người đứng đầu VinGroup cũng luôn chú trọng lắng nghe và học hỏi từ những nhận xét của khách hàng. Trong một buổi nói chuyện, Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ: “Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để tạo ra sản phẩm phục vụ khách hàng”.
Việc bảo thủ, cho rằng sản phẩm mình tốt cũng làm tư duy của người lãnh đạo đi theo lối mòn từ đó tạo ra những sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường. Để tránh trường hợp này, Phạm Nhật Vượng đã sử dụng đa kênh để có thể lắng nghe những ý kiến đa chiều và toàn diện đến từ khách hàng của mình.
7. Học tập và nâng cấp bản thân không ngừng nghỉ
Không chỉ nhân viên cần học hỏi, nâng cấp bản thân mà bản thân lãnh đạo cũng cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn lãnh đạo. Bởi kiến thức là vô tận, bất cứ ai nếu không muốn tụt lùi thì phải không ngừng học tập, nâng cấp bản thân.
Vị tỷ phú này luôn tâm niệm rằng: “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ không bao giờ có đỉnh”. Đây là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của VinGroup. Mặc dù, VinGroup đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng Phạm Nhật Vượng chưa từng xem đó là thành công. Ông không ngừng tìm tòi để phát triển bản thân nhiều hơn.
8. Quan trọng việc đối nhân xử thế
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là ba yếu tố cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Vì thế, Phạm Nhật Vượng rất chú trọng đến yếu tố “Nhân” bởi thiên thời, địa lợi là yếu tố bên ngoài, còn nhân hòa là chính từ cái tâm, cái tài của chúng ta từ đó tạo nên cái tầm.
Chính vì vậy, ông luôn chú trọng đến cách đối xử với nhân viên, ông được khắc họa là vị lãnh đạo hòa đồng khi tham gia hoạt động thể thao với nhân viên, luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên. Bên cạnh đó, ông cũng rất giản dị, khiêm tốn và luôn thôi thúc ban lãnh đạo không ngừng tự học và không thỏa mãn với những gì đã có.
9. Không ngừng nghiên cứu và học hỏi từ đối thủ
Để nói về tinh thần không ngừng học hỏi đối thủ của mình, Phạm Nhật Vượng đã từng chia sẻ rằng ông luôn đam mê với những gì bản thân mình làm, những lĩnh vực mà ông chưa có kinh nghiệm như giáo dục, y tế thì ông có thể học hỏi. Ông không ngừng học hỏi, quan sát bạn bè và đối thủ để tạo nên những kinh nghiệm cho bản thân.
Không chỉ riêng Phạm Nhật Vượng mà bất cứ ai cũng có thể vận dụng bài học này vào công việc của mình. Chúng ta chỉ có thành tựu khi có sự đam mê với việc mình đang làm, không ngừng tìm tòi và học hỏi từ mọi người xung quanh để rút ra những bài học quý giá cho bản thân.
10. Làm việc theo lộ trình, quy trình rõ ràng
Một trong những điểm sáng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng chinh là làm việc theo lộ trình công việc rõ ràng. Không chỉ ông mà bất cứ lãnh đạo của VinGroup cũng phải nằm lòng điều này khi làm việc. Để bộ máy doanh nghiệp hoạt động tốt thì cần phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực.
Quan trọng nhất chính là quy trình phải có số liệu rõ ràng, cụ thể để dễ kiểm soát và phát hiện sớm những sai sót. Sự rõ ràng, cụ thể giúp cho quản lý có những đánh giá trực quan, xem xét những điểm chưa hợp lý để có những điều chỉnh kịp thời. Thông qua đó, lãnh đạo có thể đánh giá được chất lượng làm việc của nhân viên.
Bài học rút ra từ phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng được xây dựng từ những kinh nghiệm đắt giá, những bài học từ cuộc sống của ông. Cùng Fastdo rút ra những bài học từ tư duy quản trị đáng ngưỡng mộ của ông:
– Xây dựng môi trường làm việc tự do dân chủ, nghiêm túc, nói đi đôi với làm.
– Suy nghĩ thật kỹ trước khi làm bất cứ việc gì, luôn luôn học hỏi và tìm tòi để đưa ra những phương án tốt nhất để đạt hiệu quả cao.
– Thưởng phạt phân minh.
– Đối xử thân thiện với tất cả mọi người dù ở bất cứ cương vị nào. Tránh tạo khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên hay giữa nhân viên với nhân viên nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện cho toàn bộ nhân viên.
– Cần nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh của nhân viên từ đó có hướng khắc phục các mặt còn hạn chế và tận dụng, phát huy ưu điểm.
– Quan tâm và chăm sóc đời sống nhân viên.
Ông Phạm Nhật Vượng là 1 trong 32 tỷ phú giàu nhất thế giới
Sau sự kiện Vinfast niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng liên tục biến động. Hiện tại, ông Vượng là tỷ phú giàu thứ 32 thế giới.
Ngày 16/8, có thời điểm Forbes cập nhật tài sản của ông Vượng vượt mốc 84 tỷ USD, giàu thứ 16 thế giới, sau đó điều chỉnh trở lại mức 44,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, sau khi cổ phiếu VFS giảm 18,75% đêm qua, tới hôm nay (17/8, theo giờ Việt Nam) tài sản của Chủ tịch Vingroup lại một lần nữa được cập nhật lại, giảm còn 37,5 tỷ USD.
Trên bảng cập nhật của Forbes, tài sản của ông Vượng đứng ở vị trí thứ 32 thế giới, ngang ngửa với tỷ phú Lý Gia Thành và nhỉnh hơn một chút so với CEO Tencent Mã Hóa Đằng và nhà sáng lập Uniqlo Tadashi Yanai.
Theo Forbes, với việc đưa Vinfast lên sàn, ông Vượng đã trở thành người giàu thứ 5 châu Á. Thứ hạng hiện tại dù chưa phải mức cao nhất ông Vượng từng đạt được, nhưng đây là bước nhảy vọt của tỷ phú Việt, so với xếp hạng năm 2023 của Forbes. Khi đó, tài sản của ông Vượng chỉ 4,3 tỷ USD, xếp thứ 636.
Trên bảng xếp hạng Forbes, Việt Nam có 5 tỷ phủ khác là Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.
Kết thúc phiên giao dịch 16/8 theo giờ Mỹ, cổ phiếu Vinfast (VFS) giảm 18,75% xuống 30,11 USD. Tại mức giá này, vốn hóa của VinFast là 69,5 tỷ USD. Giao dịch của VFS đã hạ nhiệt sau phiên chào sàn bùng nổ.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 17/8 (theo giờ Việt Nam), giao dịch của nhóm cổ phiếu Vingroup tại thị trường trong nước cũng hết cảnh đua trần. Kết thúc phiên mở cửa (ATO), VHM, VRE giảm giá. VIC chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu. Vingroup hiện nắm giữ hơn 51% cổ phần VinFast.
Theo Fastdo, Tiền phong